Yến Sào Phương Toàn Kính Chào Khách Hàng.
chphuongtoan@gmail.com

Kỹ Thuật Làm Nhà Yến

  • 30-09-2020
  • 3341

Công Ty YẾN SÀO PHƯƠNG TOÀN

Kỷ thuật nghề khai thác "vàng trắng"trong nhà.

PHẦN I 

ĐẶC ĐIỂM,TẬP TÍNH SINH HỌC CỦA CHIM YẾN

Chương 1

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHIM YẾN

Câu hỏi 1: Tên khoa học của yến hàng là gì?

Trả lời: Tên khoa học của Yến hàng là Aerodramus fuciphagus.

Câu hỏi 2: Đặc điểm hình thái cấu tạo của chim yến hàng ở Việt Nam như thế nào?

Trả lời: Hình thái cấu tạo của chim yến hàng có những đặc điểm như sau:

 

STT

Đặc Điểm

1

Trọng lượng

Trọng lượng trung bình 14,5 gram (nhỏ nhất là khoảng: 12 gram, lớn nhất là khoảng: 18 gram).

 

2

Lông

Trên thân có màu đen hơi nhạt, phần dưới có màu xám đen, hông và phần cuối lưng có vệt lông màu nâu xám, cằm màu nâu xám. Lông đuôi có chiều dài trung bình 45 mm, lông đuôi thứ cấp gồm 10 lông.

 

3

Chân

Chân yếu, có 4 ngón, chiều dài cẳng chân trung bình khoảng 10,9 mm, ống chân chiều dài trung bình 21 mm. Chim yến sử dụng đôi chân để bám lên vách đá, tường, giá gỗ,... Chúng không đậu trên các cành cây hay dây điện,...

 

4

Mắt

Mắt màu nâu đen hạt nhãn. Trong quá trình phát triển tiến hóa, chim yến phát triển bộ móng chân để thích nghi với | đời sống đeo bám.

 

5

Móng

Móng Móng chân màu đen & dài trung bình 4 mm.

 

6

Cánh

Chiều dài cánh khoảng 122 mm, lông cánh thứ cấp gồm 7 lông, lông cánh sơ cấp gồm 10 lông

7

Mỏ

Mỏ màu đen có chiều dài trung bình 2 mm.

 

8

Đuôi

Chẻ không sâu

 

Câu hỏi 3: Ở Việt Nam có mấy loài chim yến? 

Trả lời: Ở Việt Nam đã gặp 9 loài:

-Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus), Yến núi (Aerodramus brevirostris),

- Yến xiêm (Aerodramus maximus)

-Yến đuôi cứng hồng trắng (Hirundapus caudacutus),

- Yến đuôi cứng bụng trắng (Hirundapus cochinchinensis),

- Yến đuôi cứng lớn (H. gigantens),

- Yên co (Cypsiurus balasiensis), Yến hồng trắng (Apus pacificus),

- Yến cắm trắng (Apus affinis),

Có nhiều loài chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng khác nhau:

Một số làm tổ bằng lông,một số khác làm tổ bằng cỏ hay rơm rạ,loài yến hàng Aerodramus fuciphagus làm tổ bằng nước bọt,sợi nước bọt của loại tổ này dùng được làm thực phẩm và có giá trị kinh tế.

Hình 1: 9 loài chim yến ở Việt Nam

Câu hỏi 4: Phân biệt chim yến và chim én như thế nào?

Trả lời: Có thể phân biệt ở một số đặc điểm như sau: Chim yến không bao giờ đậu trên cành cây hay dây điện, chúng chỉ đeo bám trên vách đá, tường, giá gỗ. Phần lớn thời gian ban ngày chim yến bay lượn trên không trung. Chúng đập cánh nhanh liên tục và lượn, đuôi chim yến không chẻ sâu như chim én.

Câu hỏi 5: Loài Aerodramus fuciphagus có đặc điểm gì về âm thanh dò đường của chúng? Có giống với loài dơi hay không?

Trả lời: Loài Aerodramus fuciphagus (hay còn gọi là yến hàng, yến tổ trắng) phát ra âm thanh dò đường ở tần số từ 1 kHz đến 16 kHz (tai người nghe được) chúng vừa bay vừa phát ra tiếng kêu dò đường và có thể tránh được các vật cản có đường kính 10 mm, âm thanh này nghe giống như một chuỗi tiếng “cạch cạch” phát ra liên tục. Khác với chim yến hàng, dơi là động vật có vú, lại phát ra sóng siêu âm (tai người không nghe được) ở tần số khoảng từ 30 kHz đến 70 kHz. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai, dơi có thể ước lượng được khoảng xa của chướng ngại vật.

Câu hỏi 6: Các loài yến nào cho tổ ăn được?

Trả lời: Có rất nhiều tài liệu ghi nhận chim yến có nhiều phân loài khác nhau, chúng có thói quen dùng nước bọt của mình trộn với một số vật liệu khác như: cỏ, rêu, lông,... v.v để xây tổ.

Ở Việt Nam có 2 loài chim Yến cho tổ sợi nước bọt có thể dùng làm thực phẩm như:

- Yến xiêm hay còn gọi yến tổ đen (Aerodramus maximus). Tổ được làm chủ yếu là lông và ít nước bọt.

- Yến hông xám, yến hàng, yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus). Tổ được làm chủ yếu bằng nước bọt.

Loài chim yến cho tổ trắng này thường thấy ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippines,... v.v có tên khoa học là Aerodramus fuciphagus (còn gọi là Collocalia fuciphaga) ở nước ta chia ra làm 2 phân loài chính: chim yến sống ở trong hang đảo và chim yến sống ở trong nhà là 2 phân loài làm tổ hoàn toàn bằng nước dãi, tổ chim có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Chương 2

TẬP TÍNH SINH HỌC CỦA CHIM YẾN 

Câu hỏi 7: Chim yến có trung thành với chỗ ở không?

Trả lời: Có. Chim yến một khi đã vào nhà ở và làm tổ thì gần như chúng sẽ ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố biến động do con người hoặc do thiên nhiên làm cho chim yến có cảm giác không an toàn. Chính vì thế chim yến được xem là loài chim rất trung thành với chỗ ở của mình.

Câu hỏi 8: Nếu chim yến là loài trung thành với chỗ ở, vậy những căn nhà mới xây dẫn dụ chim từ đâu?

Trả lời: Đây là câu hỏi khá nhiều người quan tâm khi đầu tư nuôi yến. Những căn nhà mới xây dẫn dụ chim yến chủ yếu từ các nguồn sau: 

-Thứ nhất là từ những con chim con, đi kiếm ăn thấy chỗ ở thích hợp thì ở lại.

-Thứ hai là từ những lứa chim yến non của những nhà yến xung quanh. Chim non mới rời tổ theo bầy đàn, chim bắt cặp dẫn nhau về là những nguồn nuôi, dẫn dụ cho những căn nhà mới hoạt động. Thứ ba là những nhà đầy chim, chật chội không còn chỗ để ở thì các thế hệ chim sau này cũng sẽ phải tìm đến những nơi ở mới. - Thứ tư là từ những nhà yến bị thiên địch tấn công hoặc điều kiện sống không còn đảm bảo. Chim yến tuy là loài chim trung thành với chỗ ở nhưng có những yếu tố làm chim bất an như bị phá hoại, các loài thiên địch tấn công, nhà yến bỏ bê không được chăm sóc, thiên tai...v.v thì chúng vẫn bỏ đi tìm nơi an toàn hơn.

Câu hỏi 9: Chim yến ăn gì?

Trả lời: Chim yến ăn côn trùng bay trong không trung thuộc bộ cánh màng Hymenoptera, bộ cánh giống Homoptera, bộ hai cánh Diptera như: ong, kiến, ruồi giấm, muỗi, bươm bướm nhỏ, chuồn chuồn cánh kim, ... V.V.

Hình 2: Thức ăn của chim yến

 

Câu hỏi 10: Những loại cây nào có thể tạo nguồn thức ăn cho chim yến?

Trả lời: Những loại cây có thể trồng thu hút côn trùng như keo dậu (táo nhơn), sung, vả, xanh, sộp, si, v.v.... Ngoài ra, còn có thể dùng các loại vỏ trái cây chín để thu hút ruồi giấm. Năm 2018 rộ lên phong trào nuôi ruồi lính đen để chủ động tạo thức ăn cho chim yến, tuy nhiên kích cỡ ruồi lính đen còn quá lớn để chim yến dễ dàng ăn được. Vòng đời ruồi lính đen ngắn, chúng chết sau khi giao phối 3 – 7 ngày, và bay ở tầm thấp khiến chim yến khó tiếp cận được.

Câu hỏi 11: Mua ruồi giấm ở đâu và ấu trùng thì mình bỏ như thế nào trong nhà yến để chim yến ăn?

Trả lời: Hiện nay trên thị trường có một số đơn vị cung cấp bột tạo côn trùng. Hoặc có thể tự gây nuôi bằng cách như sau:

Cách tạo ruồi giấm: Trái cây chín hư hoặc vỏ trái cây như: chanh khóm (thơm), cam, quýt, chuối, mãng cầu xiêm, đu đủ,... cho vào tha và bổ sung thêm men bia/ rượu. Dùng những thau này để tại khu vự chuồng lượn, ruồi giấm sẽ tự bay đến sinh sôi.

Câu hỏi 12: Chu kỳ sinh sản của chim yến như thế nào?

Trả lời: Từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ cho đến chim con bay được là khoảng 115 ngày. Một năm, mỗi cặp chim yến có thể làm tổ 3 - 4 lần tùy vào vùng thức ăn và điều kiện thu tổ.

Câu hỏi 13: Ánh sáng với cường độ bao nhiêu là thích hợp cho nhà nuôi chim yến?

Trả lời: Theo một số tài liệu nghiên cứu, thì chim yến thích làm tổ ở những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 0 - 2 lux, tuy nhiên trên thực tế có những hang động, khu vực trong nhà nuôi yến có mức ánh sáng cao hơn nhưng chim yến vẫn vào làm tổ.

Theo kinh nghiệm kỹ thuật của Tầm Cao Việt, đối với những nhà quá dài hoặc thiết kế phức tạp thì nên tạo ánh sáng thêm từ lỗ thông hơi cho chiếu ánh sáng xuống sàn hoặc thắp đèn sáng mờ.

Câu hỏi 14: Có nhất thiết phải chống ồn cho nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Có. Chim yến có ngôn ngữ riêng. Môi trường trong nhà yến là môi trường tổng hợp của rất nhiều âm thanh như: tiếng gọi bạn tình, mẹ gọi con, chim non đói gọi chim bố mẹ, chim chỉ huy gọi bầy....v.v. Việc chống ồn cho nhà yến khiến nhà yến tránh được các tạp âm khác không phải tiếng chim, tạo cảm giác an toàn cho chim yến sống và làm tổ trong nhà nuôi. Cần phải giảm ồn và giảm dội âm để nâng cao hiệu quả dẫn dụ.

Câu hỏi 15: Mỗi ngày chim yến bay được bao xa? Vòng lượn chim yến bán kính khoảng bao nhiêu?

Trả lời: Theo các quan sát được ghi nhận trước đây, mỗi ngày chim yến bay không dưới 200 km. Bán kính vòng lượn tối thiểu của chim yến khoảng 2 - 3 mét. Đây là một yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng để thiết kế một nhà yến thành công (chiều rộng tối thiểu là 4 mét).

Câu hỏi 16: Nhiệt độ lý tưởng trong nhà nuôi chim yến là bao nhiêu?

Trả lời: Nhiệt độ lý tưởng để chim yến sinh sống và làm tổ từ 27°C – 29°C. Chim yến là loài ưa nóng, không chịu lạnh, tuy nhiên chim yến vẫn có thể sống được ở nhiệt độ 16°C vài ngày với điều kiện đảm bảo lượng thức ăn.

Câu hỏi 17: Chim yến thường kiếm ăn ở khu như thế nào?

Trả lời: Chim yến thường kiếm ăn ở những vùng lượng côn trùng tập trung nhiều như: rừng, đồng ruộng, ray màu,.... Đặc điểm của một vùng kiếm ăn lý tưởng là có khoảng 50% diện tích cây thấp dưới 1 mét như: đồng lúa, đồng cỏ, cây bụi thấp,..v.v; 30% diện tích cây cao trên 5 mét như keo dậu (táo nhơn), sung, rừng,...v.v; và 20% diện tích mặt nước thoáng (E.Nugroho, 2000).

Câu hỏi 18: Việc phát triển nhà nuôi chim yến tăng chóng mặt, trong khi đó nền nông nghiệp lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ, vậy trong tương lai gần nguồn thức ăn của chim yến có đủ để quần thể chim yến hiện nay sinh sống hay không?

Trả lời: Đây là vấn đề trăn trở của tất cả những người nuôi chim yến. Với hiện tượng đua nhau xây nhà yến thì sẽ xảy ra tình trạng cân đối về hệ sinh thái là điều không tránh khỏi. Nguồn thức ăn không đáp ứng được quần thể chim yến thì buộc chim yến phải đi ăn ở những vùng xa hàng trăm cây số, rủi ro trên đường đi ăn như bị bẫy, bị lạc đường, không đủ thời gian quay về,... v.v. khiến chúng có thể lựa chọn rời đi tìm vùng định cư mới. Vì thế những vùng “nóng” về nuôi yến không nên đầu tư nữa như: Cần Giờ (thuộc TP HCM); Gò Công (thuộc tỉnh Tiền Giang); Tam Quan (thuộc tỉnh Bình Định); Tuy Hòa (thuộc tỉnh Phú Yên); Phan Rang - Tháp Chàm (thuộc Tỉnh Ninh Thuận); Hộ Phòng, Giá Rai, Tp. Bạc Liêu (thuộc Tỉnh Bạc Liêu), Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên (thuộc tỉnh Kiên Giang),...

Câu hỏi 19: Nghề nuôi chim yến phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên cộng thêm tình trạng xây dựng nhà nuôi chim yến một cách rầm rộ, mất kiểm soát như hiện nay thì việc phát triển nghề nuôi chim yến có bền vững hay không?

Trả lời: Nếu không có định hướng phát triển và có sự quản lý phù hợp từ các cơ quan Nhà nước cũng như người đầu tư không có sự tìm hiểu kỹ khu vực mình định đầu tư thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Cần quy hoạch vùng nuôi yến và xác lập chỉ dẫn địa lí đối với những nơi được và không được phép nuôi.

Câu hỏi 20: Để tăng hiệu quả dẫn dụ có cần phải nhân nuôi côn trùng trong nhà yến hay không?

Trả lời: Việc nhân nuôi côn trùng đã thành công ở nhiều nước nhưng ở Việt Nam thì việc nuôi côn trùng để làm thức ăn cho chim yến hiện chưa được ứng dụng rộng rãi. Việc nuôi và tạo côn trùng trong nhà yến cũng có thể là một cách để dẫn dụ chim yến vào nhà nuôi.

Câu hỏi 21: Có thể nuôi những côn trùng nào để làm thức ăn cho chim yến?

Trả lời: Có thể gây nuôi ruồi giấm bằng các loại trái cây chín, hỗn hợp bột côn trùng có bán ngoài thị trường để tạo côn trùng làm thức ăn cho chim yến.

Câu hỏi 22: Những loại cây thích hợp dẫn dụ côn trùng mà chim yến ưa thích gồm những loại cây nào?

Trả lời: Những loại cây được cho là có thể thu hút côn trùng đó là: cây sung, táo nhơn, cây xanh, cây sộp, cây gừa,...

Câu hỏi 23: Cách nào để nuôi ruồi giấm?

Trả lời: Dùng trái cây chín ủ giữ ẩm như: chuối, khóm, chanh, thì chim y cam, quýt, mãng cầu xiêm, đu đủ, thanh long,... nói chung các loại trái hiểu ở các cây có vị chua. (Tham khảo cách tạo ruồi giấm ở Câu 11).

Câu hỏi 24: Hiện nay trên mạng xã hội có nhiều người rao bán lượng tổ ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho chim yến, thực hư hiệu quả nguồn thức ăn này như thế nào?

Trả lời: Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh số nhà y được nguồn thức ăn từ ruồi lính đen có những ảnh hưởng gì đến chất lượng tổ yến hay không. Ruồi lính đen có kích thước lớn, ruồi trưởng thành có vòng đời ngắn chỉ 3 - 5 ngày, bay thấp nên việc ứng dụng làm thức ăn cho chim yến còn nhiều hạn chế.

Câu hỏi 25: Chim yến có “di cư” hay không?

Trả lời: Chim yến không phải là loài chim di cư. Hiện tượng chim yến di rời chỗ ở bắt đầu từ những năm 2017, 2018. Hiện tượng này theo chúng tôi chủ yếu do biến động của thiên nhiên như: gió bão, núi lửa, sóng thần, cháy rừng, phát triển các khu đô thị, lũ lụt, quy hoạch vùng yến, .. Vì vậy, việc xác định được đâu là vùng đất yến mới là điều kiện tiên quyết để gọi chim yến về nhà thành công.

Câu hỏi 26: Mối cân bằng côn trùng và chim yến hiện nay đang ở mức độ nào?

Trả lời: Đây là câu hỏi khó cần có nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Tầm Cao Việt, dựa vào số lượng nhà yến tại khu vực và sự phát triển quần đàn chim yến thì những vùng không nên đầu tư nhà nuôi yến nữa là: Rạch Giá (Kiên Giang); Gò Công (Tiền Giang); Sông Đốc (Cà Mau); Bắc Tam Quan (Bình Định); Cần Giờ (Hồ Chí Minh); Bà Rịa - Vũng Tàu, Tuy Hòa (Phú Yên);...

Câu hỏi 27: Có phải trời gió khiến chim yến ngại nhà mới không?

Trả lời: Nhà mới hay nhà cũ thì gió đều có ảnh hưởng đến việc yến chim yến bay lượn tìm hiểu các nhà chim. Vào những ngày có gió nhiều thì chim yến tập trung vào việc kiếm thức ăn hơn là việc dạo chơi và tìm hiểu ở các nhà yến mới.

Câu hỏi 28: Hiện tượng thiếu hụt nguồn thức ăn dẫn đến chất lượng tổ kém, tổ mỏng có xảy ra ở Việt Nam chưa? Vấn đề này nói lên điều gì về hiện trạng nghề nuôi yến trong nhà ở nước ta?

Trả lời: Hiện tượng chất lượng tổ kém, tổ mỏng đã diễn ra một số nhà yến lâu năm. Tổ xấu, tổ mỏng do nhiều lí do khác như: nguồn thức ăn, khác biệt vùng miền, vật liệu thanh tổ, mùa vụ, chế độ chăm sóc nhà nuôi... Nếu hiện tượng thiếu hụt nguồn thức ăn trầm trọng diễn ra trên diện rộng thì chắc chắn nhà yến sẽ giảm sản lượng. Về nguồn thức ăn có những ảnh hưởng lên chất lượng tổ yến như:

-Nguồn thức ăn đầu vào của chim yến đang thiếu hụt: Vùng thức ăn ít, trong khi nhà yến quá nhiều, chim yến phải bay xa để kiếm thức ăn, mất nhiều năng lượng. Quá trình này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến, khiến sản phẩm đầu ra tổ yến mỏng nhỏ, số tổ yến trong một 100 gam nhiều hơn, lúc nấu lên sợi yến nhão. Trong tự nhiên cũng vậy, tổ yến thu hoạch vụ đầu ngon hơn tổ yến thu hoạch vụ cuối và một số vụ sau của năm, điều này đã có những công bố khoa học.

- Chất lượng thức ăn của chim yến (côn trùng) không đạt: Chim Yến tìm được thức ăn chất lượng tốt, ngon như kiến cánh (bộ Cánh màng - Hymenoptera) có nhiều trên thảm rừng, sẽ cho tổ tốt hơn là chim ăn các loại côn trùng bộ hai cánh (Diptera) có nhiều ở vùng đô thị, hơn nữa cần chú ý chim con thích ăn côn trùng có vỏ kitin mỏng. Chất lượng côn trùng rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng tổ. Nguồn thức ăn bị nhiễm độc tố: Trường hợp chim bắt phải những loại côn trùng trên thảm ruộng lúa mới bị phun thuốc sâu thì tổ yến in có thể bị những thành phần không tốt nhiễm vào tổ yến.

Hiện trạng nghề nuôi chim yến ở nước ta còn phát triển theo hướng bộc phát, chưa có sự quy hoạch đầy đủ, một số vùng việc xây dựng nhà yến với tốc độ chóng mặt, chủ đầu tư phải đối diện với mức rủi ro cao hơn.Chim yến ảnh hưởng do nhiều yếu tố tự nhiên, nên cần có những biện phổ khuyến cáo những vùng không nên xây dựng nhà nuôi chim yến.

Câu hỏi 29: Chim yến hàng đi kiếm ăn bao xa?

Trả lời: Hàng chục đến hàng trăm km tùy vào mùa và lựa thức ăn nơi chim yến cư ngụ.

Câu hỏi 30: Tại sao những ngày râm mát lại thấy chim y hàng bay nhiều hơn những ngày nắng chói chang?

Trả lời: Những ngày râm mát thì côn trùng sẽ bay ra khỏi nơi ẩn nhiều hơn nên sẽ thấy chim yến bay nhiều và bay thấp để kiếm ăn.

Câu hỏi 31: Khả năng định vị trong bóng tối của chim yến như thế nào?

Trả lời: Chim yến định vị bằng cách phát ra âm dội để dò đườ và xác định vật cản cũng như xác định tổ của mình. Tuy khả năng định của chim yến khá tốt nhưng nếu nhà yến thiết kế quá lắt léo và tối, chỉ yến sẽ khó khăn trong quá trình phát triển, nhất là những thế hệ chim yến mới trưởng thành.

Câu hỏi 32: Tại sao chim yến chết khi nhiệt độ lạnh?

Trả lời: Do đặc điểm địa lý mà một số vùng có khí hậu ph chia mùa rõ rệt. Mùa lạnh nhiệt độ xuống khá thấp khiến cho hoạt đội của mọi sinh vật đều trở lên khó khăn hơn, trong đó có cả chim yế Chim chết vì bị rét, không đủ sức bay đi kiếm thức ăn. Thêm vào đó, v mùa lạnh, lượng côn trùng giảm rõ rệt không đủ cung cấp cho chim yếu dẫn đến hiện tượng chim chết hàng loạt vì đói.

Thực tế cho thấy, chim yến chết vì đói, vì lạnh nếu nhiệt độ xuốn dưới 20°C và kéo dài nhiều ngày.

Câu hỏi 33: Môi trường sống nơi chim yến làm tổ như thế nào?

Trả lời: Môi trường sống nơi chim yến làm tổ bao gồm nơi chủ nghỉ ngơi, đu bám, làm tổ, đẻ trứng và nuôi con. Đây phải là nơi bay vào dễ dàng, yên tĩnh, che khuất. Đảm bảo an toàn không bị các l thiên địch tấn công. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ 27°C – 29% độ ẩm 75% - 85%). Ánh sáng từ tối đến tối mờ. Đối lưu thông thoáng.

Hình 9 : Môi trường sống của chim yến.

Câu hỏi 34: Hướng cửa và cấu trúc hang phù hợp ngoài tự

Trả lời: Theo một số tư liệu về môi trường vi mô tự nhiên trong hang động của Việt Nam (Nguyễn Quang Phách, 1993; Hồ Thế Ân và CS., 1999; Phach N. Q. et al., 2002) chúng ta có cái nhìn tổng thể như sau: Cửa hướng đông và cửa hướng nam là chủ yếu, việc mở cửa hướng bắc cần xem xét kỹ các yếu tố gió mùa đông bắc; các hang cho sản lượng cao đều có từ 2 - 3 cửa, trong đó luôn có một cửa quay về hướng nam.

Câu hỏi 35: Vì sao chim ở trong phòng từ 7 giờ tối đến 12 giờ tối là bay đi, vậy chim bay đi đâu?

Trả lời: Chim lao ra khỏi nhà chim trong đêm có nhiều nguyên nhân mà chúng ta cần kiểm tra lại:

Trường hợp 1: Do chim non mới tới nhà ở, chưa có chỗ ở ổn định nên thường xuyên di chuyển qua rất nhiều vị trí bên trong nhà nuôi. Chim có cũng thể di chuyển tới một góc khuất nào đó mà chúng ta không nhìn thấy được.

Trường hợp 2: Do các yếu tố làm cho chim bất an, cảm giác n không an toàn, bị thiên địch tấn công và thông thường chim bỏ nhà ra đi là những chim chưa làm tổ cố định

Trường hợp chim bay đi trong đêm thì không xác định chính xác được chim bay đi đâu. Đối với chim đã ở lâu năm, khi bị động có thể hoảng loạn bay ra nhưng sau đó sẽ bay trở lại nhà chim hoặc chim cũng n có thể bay đến những nhà yến gần đó.

Câu hỏi 36: Chim yến xác định vị trí tổ trong nhà yến như thế nào? Tại sao có hiện tượng chim yến ngủ ở phòng lượn hoặc đu bám vào cửa miệng hang?

Trả lời: Chim yến phần lớn chim lượn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, bay theo tiếng gọi từ các loa dẫn, bay theo vách tường dùng âm dội để dò đường và định vị vị trí tổ của nó.

Vấn đề chim ngủ ở phòng lượn những nhà yến mới là thắc mắc của nhiều chủ nhà yến. Do yến mới vào thăm quan môi trường lạ cũng xảy ra hiện tượng ngủ ở phòng lượn. Hoặc do hệ thống loa dẫn và thông tầng chưa đạt để dẫn dụ yến xuống và vào sâu bên trong nhà sẽ xảy ra hiện tượng yến ngủ ở phòng lượn lâu ngày.

Khắc phục: Điều chỉnh lại hệ thống loa dẫn và rút, tạo đường bay thông thoáng sẽ giúp yến dễ xuống và vào phòng ngủ dễ dàng hơn.

Câu hỏi 37: Nhà yến có dấu phân lớn nhỏ khoảng 20 dấu, và chim thì khoảng 10 con bay tới bay lui, không ở cố định. Tại sao lại như vậy?

Trả lời: Thời gian đầu chim sẽ ngủ thăm dò khắp nơi trong nhà đến khi xác định nơi an toàn và phù hợp chúng sẽ quyết định làm tổ. Dấu phân nào càng lớn, đầy thêm và có phân trắng là chim đang quẹt nền làm tổ. Để xác định được thực tế, chúng ta nên theo dõi và quan sát thường xuyên tập tính của yến bên trong nhà.

Định kỳ khoảng từ 20 ngày đến 30 ngày/lần.

Câu hỏi 38: Mùa sinh sản của chim yến như thế nào? Các vùng miền có chênh lệch ra sao?

Trả lời: Ở Việt Nam, mùa sinh sản của chim yến là vào đầu mùa mưa và kéo dài đến hết mùa mưa, thời gian còn lại có thể có một số cá thể sinh sản do sự sai khác về điều kiện dinh dưỡng của chúng.

Trong mùa sinh sản có hai lần chim yến làm tổ đạt đỉnh điểm cao nhất là vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch, chu kỳ kéo dài hai tháng. Nhà yển mới cần được hoàn thành ít nhất hai tháng trước tháng 3 hoặc trước tháng 10 âm lịch vì đây là thời gian có nhiều con chim non thế hệ mới tìm kiểm bạn tình kết đôi và tìm nơi ở mới để làm tổ.

Nơi ở mới của chim yến non đa phần không phải nơi sinh ra chúng mà là nhà yến khác, không phân biệt là nhà yến cũ hay mới xây.

Các vùng khác nhau có chênh lệch mùa sinh sản tùy vào điều kiện khí hậu vùng đó, yếu tố quyết định lớn nhất là lượng côn trùng (nguồn thức ăn).

Câu hỏi 39: Mỗi năm chim yến làm tổ bao nhiêu đợt? Mất thời gian bao lâu để hoàn thành tổ?

Trả lời: Chim yến bắt đầu làm tổ đến khi chim con bay được là tầm 110-115 ngày. Như vậy mỗi năm chim yến làm tổ từ 3-4 lần.

Làm tổ: 30-35 ngày

Đẻ trứng: 2-8 ngày

Áp: 22-28 ngày

Nuôi con: 45-50 ngày

Câu hỏi 40: Khi kiểm tra thì tổ nào cũng chỉ có 1 trứng, nhưn theo tìm hiểu thì chim yến đẻ 2 quả trứng, tại sao lại như vậy?

Trả lời: Chim yến thường đẻ 2 trứng, thực tế thì có khi chim ch đẻ 1 trứng do nhiều nguyên nhân như: Chim yến mất sức do vùng cạnh tranh thức ăn, chim yến đi ăn xa không kịp về đẻ, trứng bị thiên địch ăn, hoặc do biến động đột ngột môi trường sống,...

Câu hỏi 41: Chim yến có đi ăn đêm không?

Trả lời: Chim yến có đi ăn đêm. Chim yến tranh thủ ăn đêm ở những nhà yến trong khu đô thị khi côn trùng bị thu hút quanh những đèn đường thắp sáng.

Câu hỏi 42: Có những vùng sáng mạnh thấy chim ăn tới khuya. Vậy trong đêm tối làm sao yến về được nhà?

Trả lời: Chim yến chỉ ăn đêm gần nhà với những nơi có ánh sáng nên dù đêm tối vẫn có ánh sáng để chim yến về nhà được.

Câu hỏi 43: Đặc điểm phân bố loài chim yến tổ trắng ở nước ta như thế nào?

Trả lời: Trước đây chim yến phân bố ven biển dọc theo chiều dài từ Đà Nẵng vào Cà Mau. Vào thời kỳ đầu những vùng có chim yến phân bố là: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Phan Rang, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Giờ, Gò Công, Bến Tre, Bạc Liêu, Sông Đốc... Ngoài ra còn có Bình Phước, Bình Dương.

Tuy nhiên, gần đây chim yến có xu hướng đi sâu vào đất liền và cả h lên những khu vực vùng cao như: Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bảo Lộc, Đắk Lắc, Gia Lai, Kon Tum. Đặc biệt những vùng giáp biên giới Lào và Campuchia thì chim yến lại về nhiều như: Easup, Châu Đốc, Kiến Tường, Đức Hòa, Đức Huệ,Tây Ninh, Lộc Ninh,...

Câu hỏi 44: Điều kiện O2, NH3 trong nhà yến ảnh hưởng đế hiệu quả dẫn dụ như thế nào?

Trả lời: Không khí trong nhà yến không luân chuyển tức không có sự trao đổi không khí giữa bên trong nhà yến và không k trong lành từ bên ngoài thì trong nhà yến sẽ bị “bế khí”. Việc không k trong nhà không luân chuyển trao đổi khí thì chắc chắn sẽ không tốt ch việc dẫn dụ chim yến về và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tổ yế dẫn đến việc tổ bị biến đổi ra những màu lại như vàng, tím, xanh, đỏ, trong khi nguyên thủy tổ yến là màu trắng.

Câu hỏi 45: Chim yến đẻ 2 quả trứng cách nhau bao lâu?

Trả lời: Chim yến đẻ quả trứng đầu tiên và sau đó từ 1 đến ngày để đẻ quả trứng thứ 2.

Câu hỏi 46: Chim trống hay chim mái sẽ làm tổ?

Trả lời: Cả chim trống và chim mái cùng làm tổ và nuôi con.

Câu hỏi 47: Quá trình ấp trứng sẽ do chim trống hay chi mái đảm nhiệm?

Trả lời: Cả hai chim trống và chim mái sẽ luân phiên nhau ấp.

Câu hỏi 48: Chim yến thành thục và bắt đầu đẻ trứng khoảng bao lâu?

Trả lời: Chim yến thành thục và bắt đầu đẻ trứng khoảng 7 - 8 tháng tuổi.

Câu hỏi 49: Chim yến làm tổ mất thời gian bao lâu?

Trả lời: Thời gian chim yến bắt đầu làm tổ cho đến khi làm xong tổ là khoảng 30-35 ngày vào mùa mưa và có nhiều côn trùng, còn nếu vào mùa khô thì thời gian làm tổ có thể kéo dài đến 80 ngày.

Câu hỏi 50: Trứng chim yến ấp bao lâu thì nở?

Trả lời: Trứng được ấp và nở thành chim con sau 22-30 ngày.

Câu hỏi 51: Chim nở đến lúc tập bay rời tổ mất bao lâu? 

Trả lời: Chim nở đến lúc tập bay rời tổ mất khoảng 45 ngày.

Câu hỏi 52: Số lần làm tổ và đẻ trứng trong năm?

Trả lời: Trong tự nhiên, chim yến đẻ khoảng 2 lần. Trong môi trường nhà yến mỗi năm mỗi cặp chim có thể đẻ khoảng 3-4 lần.

Câu hỏi 53: Một chu kỳ sinh sản của chim yến diễn ra như thế nào?

Trả lời: Một chu kỳ sinh sản của chim yến mất khoảng 3-4 tháng. Trong đó: 1-2 tháng để xây tổ; + 2,5 tháng ấp nở và nuôi con; + thời gian nghỉ ngơi.

Câu hỏi 54: Thời gian bao lâu sau khi chim con rời tổ lần đầu trong năm thì chim bắt đầu sinh sản lại lần 2?

Trả lời: Sau từ 5-40 ngày sau khi chim non rời tổ thì chim bố mẹ sẽ tiếp tục đẻ lần 2 nếu tổ không bị khai thác, 30% số chim đẻ lại trong vòng 7-10 ngày sau lần 1 trong năm.

Câu hỏi 55: Trong nhà nuôi chim yến mùa vụ sinh sản như thế nào?

Trả lời: Mùa vụ sinh sản của cả đàn yến kéo dài và có tính chất rải rác quanh năm.

Câu hỏi 56: Một nhà nuôi chim yến 1000 chim thì sẽ cần bao nhiêu lượng côn trùng?

Trả lời: Theo một số nghiên cứu, mỗi chim yến con lúc còn non thì cần khoảng 2,4g côn trùng/ ngày; chim lớn hơn thì cần khoảng 5-7% côn trùng/ ngày. Như vậy một nhà nuôi chim yến 1000 chim thì cần khoảng 4-7kg côn trùng/ ngày.

Câu hỏi 57: Tốc độ bay của chim yến có thể đạt tối đa bao nhiêu km?

Trả lời: Tốc độ bay của chim yến có thể đạt 128 – 160 km/h.

Câu hỏi 58: Vòng lượn quay vòng và khoảng quặt đường bay tối thiểu là bao nhiêu?

Trả lời: Chim yến có đặc điểm lượn quay vòng với đường kính tối thiểu là 4m, và cần một khoảng rộng 1,52 - 2,13m để bẻ quặt đường chim bay khi đổi hướng.

Câu hỏi 59: Tổ yến thường làm cách trần bao nhiêu?

Trả lời: Không có giới hạn. Tuy nhiên thông thường từ 5-10cm.

Câu hỏi 60: Chim yến có bị nhiễm virus cúm H5N1 hay không? ,

Trả lời: Cho đến nay có nhiều nghiên cứu nhưng chưa thấy loài chim này bị nhiễm H5N1.

Câu hỏi 61: Vào các đợt lạnh sâu kéo dài, chim yến trú đông ở đâu?

Trả lời: Chim yến sẽ di chuyển về những vùng có khí hậu ấm áp. Tuy nhiên, chim yến mới trưởng thành, chim yến đang chăm sóc con sẽ không thể di chuyển chỗ ở vì vậy sẽ ở lại và hiện tượng chim chết hàng loạt sẽ xảy ra. Cụ thể đợt lạnh kỷ lục cuối 2015 đầu 2016 chim yến chết trên 90% tại các tỉnh phía bắc đèo Hải Vân là một điển hình.

Câu hỏi 62: Gió có ảnh hưởng gì đến thời gian làm tổ của chim yến hay không?

Trả lời: Những vùng thường xuyên có gió mạnh khuyến cáo không nên xây nhà nuôi yến, nhất là những vùng biển đảo như Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Thuận. Trong điều kiện môi trường gió lớn, chim yến bay và bắt mồi khó khăn vì côn trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đó vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên khiến chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yếu và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết không thuận lợi,...

Câu hỏi 63: Chim yến có lợi gì cho nông nghiệp trồng trọt?

Trả lời: Thức ăn của chim yến chủ yếu là nhiều loài côn trùng, trong đó có nhiều loài gây hại cho cây trồng, vật nuôi và con người, việc nuôi chim yến cũng được coi là một phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại cho nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những cạnh tranh nhất định khi chúng ăn những côn trùng có lợi cho nông nghiệp.

Câu hỏi 64: Yến đảo có về sống ở nhà không?

Trả lời: Yến đảo có về sống trong nhà. Tình hình yến đảo ngày càng giảm do biến đổi khí hậu với gió bão diễn biến càng phức tạp, yến đảo phải đi ăn xa và sâu vào đất liền, cùng với việc khai thác triệt để mỗi năm 2-3 lần cũng là lý do chim yến đảo tìm những căn nhà an toàn hơn để cư ngụ.

Yến đảo có về sống trong nhà. Tình hình yến đảo ngày càng giảm do biến đổi khí hậu với gió bão diễn biến càng phức tạp, yến đảo phải đi ăn xa và sâu vào đất liền, cùng với việc khai thác triệt để mỗi năm 2-3 lần cũng là lý do chim yến tìm những căn nhà an toàn hơn để cư ngụ.

Câu hỏi 65: Thức ăn cho chim yến thường có ở đâu?

Trả lời: Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng nhỏ bay trên không trung hay bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối, từ các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ các chợ, bãi rác, trại chăn nuôi như: ruồi giấm, ong nhỏ, kiến cánh, muỗi, thiêu thân, mối cánh, bọ rầy, mọt, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ,...Đây là nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên.

Hình:Thức ăn của chim yến.

Câu hỏi 66: Nhà nuôi chim yến mới đưa vào vận hành thì có khoảng 20 con bay ra bay vào, và những ngày sau ít dần đi, tại sao như vậy?

Trả lời: Những ngày đầu chim bay ra bay vô rất nhiều để thăm dò nhà yến là điều bình thường. Thứ nhất, có thể chim về nhiều trong những ngày đầu là chim đã vào nhà chơi khi nghe tiếng gọi bầy đàn.

Thứ hai, vì nhà yến mới có vài yếu tố khiến chim cảm thấy chưa phù hợp như: mùi nhà mới còn nặng, thiết kế đường chim vào sâu chưa hợp lí và không có góc an toàn, thiết kế âm thanh chưa thật sự hap dẫn chim ở lại,... Một yếu tố quan trọng nữa đó là chủ nhà với tâm lý tỏ mọ hiếu kỳ nên vào nhà yến không hợp lí.

Câu hỏi 67: Vùng nào được coi là tập trung nhiều Yến sinh sống nhất Việt Nam?

Trả lời: Cần Giờ thuộc Tp.HCM; Gò Công thuộc Tiền Giang Đồng Xoài thuộc Bình Phước; Rạch Giá - Hà Tiên - Hòn Đất thuộc Kiến Giang; Sông Đốc thuộc Cà Mau; Tp Bạc Liêu; Đắk Lắk; Ayun pa - Chư Sê thuộc Gia Lai; Phan Rang thuộc Ninh Thuận; Chợ Lầu - Phan Thiết thuộc Bình Thuận; Định Quán thuộc Đồng Nai; Tuy Hòa thuộc Phú Yên; Ba Tri thuộc Bến Tre (hiện nay những tỉnh trên đang trong giai đoạn yến bão hòa)... Hiện nay có nhiều vùng yến mới và rất tiềm năng như: Tây Ninh, Đồng Tháp, Châu Đốc, Kon Tum, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đức Hòa thuộc Long An, Long Xuyên, Thoại Sơn thuộc An Giang,....

Câu hỏi 68: Trong nhà nuôi chim yến thường có nhiều muỗi và côn trùng, chim yến có sử dụng những loại này làm thức ăn được không?

Trả lời: Chim yến cần không gian bay lượn thoải mái để đớp mồi nên côn trùng trong nhà chim yến sẽ khó ăn được. Còn phòng lượn là nơi đủ rộng vì vậy chim yến có thể bay đớp côn trùng được.

Câu hỏi 69: Chim yến quẹt tổ vào thời gian nào?

Trả lời: Chim yến chủ yếu làm tổ vào buổi tối và cả chim trống Y chim mái luân phiên nhau làm tổ. Ban ngày chim yến cũng có làm tổ 1y (khoảng 10-11 giờ).

Câu hỏi 70: Vì sao tổ trong nhà bị rơi xuống sàn?

Trả lời: Nguyên nhân là do nóng và thiếu ẩm; thanh tổ không phù hợp; hoặc do thiên địch tấn công như: rắn, tắc kè,...

Câu hỏi 71: Nhà yến được khoảng 30 tổ thì tiến hành thu được không?

 Trả lời: Sau 1 năm nhà từ 50 tổ trở lên mới nên thu tỉa những tổ mà chim non đã rời tổ.

Câu hỏi 72: Chim yến có làm tổ ở loa dẫn không?

Trả lời: Loa dẫn được lắp ở độ cao khoảng 1,7m chim yến có làm tổ nhưng hiếm.

Câu hỏi 73: Có phải chim ở cuối nhà là chim đã sinh sống lâu trong nhà hay không?

Trả lời: Chim yến ở bất kỳ chỗ nào chúng cảm thấy an toàn. Thông thường cuối nhà là nơi an toàn nhất, cũng là nơi thiên địch khó tiếp cận thì chim yến chọn để ở và làm tổ.

Câu hỏi 74: Khi mở rộng nhà nuôi cũ nhiều chim và thông nhau, chim yến từ nhà nuôi cũ qua nhà nuôi mới rất chậm, có đúng như vậy không?

Trả lời: Những nhà yến đã thành công, chủ nhà mở rộng thêm nhiều phòng nhưng chim yến không qua phòng mới hoặc qua rất ít.Đây là vấn đề đau đầu của nhiều chủ đầu tư và kỹ thuật, để chim yến phòng mới thì nên thiết kế 1 phòng lượn mới như 1 nhà mới cạnh bên nhà yến đã thành công thì khả thi hơn.

Câu hỏi 75: Khu vực miền Trung chim thường không sinh sản những tháng giáp tết Nguyên Đán là do đâu?

Trả lời: Không riêng gì miền Trung, hầu như các khu vực khác chim yến ít hoặc không sinh sản vào những tháng giáp tết Nguyên Đán vì mùa này khí hậu giao mùa chuyển lạnh và ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc.

Câu hỏi 76: Chim yến thường tìm chỗ làm tổ vào thời gian nào trong ngày?

Trả lời: Chim yến ban ngày đi ăn từ sáng đến chiều tối nên thời gian chim tìm vị trí phù hợp để làm tổ là buổi tối. Tuy nhiên giữa buổi đi ăn tầm 10-11 giờ và tầm 16 giờ chim yến vẫn làm tổ.

Câu hỏi 77: Chim yến thường bay đến các khúc sông, đầm nước ngọt để tắm và uống nước sau 4 giờ chiều có đúng không?

Trả lời: Đúng. Chim yến sau một ngày đi ăn no nê thì chúng hay tập trung những ao hồ nước ngọt để nô đùa và uống nước sau 4 giờ chiều.

Câu hỏi 78: Tập tính chim yến thường kiếm ăn tại các vùng cây thấp vào buổi sáng từ khoảng 6 giờ đến 10 giờ đúng hay sai?

Trả lời: Chim yến kiếm ăn buổi sáng và ăn cả ngày những khi trời âm u chuyển mưa tại các vùng cây thấp, các cánh đồng khi có côn trùng bay lên.

Câu hỏi 79: Cột Ăng-ten viễn thông gần nhà nuôi yến có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Những trạm phát sóng viễn thông 3G, 4G hiện chưa thấy nguy hại cho chim yến nhưng tương lai những cột Ăng-ten 5G có thể tạo ra trường điện từ và tần số vô tuyến gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật,trong đó có chim yến.

 

PHẦN II

KỸ THUẬT THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Chương 3

MỘT SỐ MÔ HÌNH NHÀ NUÔI CHIM YẾN

MỘT SỐ MÔ HÌNH NHÀ NUÔI CHIM YẾN

3.1. NHÀ YẾN BÊ TÔNG KIÊN CÓ

Câu hỏi 80: Có nên sử dụng gạch block bê tông rỗng (20 x 40 x 20 cm) để xây dựng nhà nuôi chim yến hay không? Cách khắc phục hiện tượng hấp thụ nhiệt của loại vật liệu này là gì?

Trả lời: Việc các vật liệu xây dựng hấp thu nhiệt khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp là điều khó tránh khỏi. Gạch block bê tông rỗng (20 x 40 x 20 cm) vẫn có thể dùng để xây dựng nhà nuôi chim yến. Tuy nhiên, cần tính đến phương án giảm ánh nắng chiếu trực tiếp bằng cách lắp khung tôn che cách tường 10-15cm, hoặc thiết kế nhiều lỗ thông gió làm thoát được nhiệt theo lỗ rỗng bên trong gạch block.

Câu hỏi 81: Ưu điểm của nhà bê tông cốt thép kiên cố so với các loại hình xây dựng nhà yến khác như thế nào?

Trả lời: Nhà yến kiên cố với 2 lớp tường và xốp cách nhiệt ở giữa có tuổi thọ cao từ 40 năm trở lên, ngoài ra còn tạo sự ổn định về nhiệt ẩm độ. Vì thế nhà yến kiên cố đáp ứng yếu tố an toàn cho chủ nhà về lâu dài và là sự lựa chọn nhiều nhất trong thời gian qua.

Câu hỏi 82: Sàn bê tông trên cùng có cần phải chống nóng hay không?

Trả lời: Sàn trên cùng của nhà yến là nơi tiếp xúc ánh nắng nhiều nhất chính vì vậy nó hấp thu nhiệt nhiều nhất nên cần phải được lợp mái cách nhiệt và kể cả về lâu dài sẽ bị thấm sàn nếu chống thấm không tốt. Lợp mái cũng là cách chống thấm tối ưu.

Câu hỏi 83: Chi phí xây dựng nhà bê tông kiên cố sẽ nâng giá trị đầu tư ban đầu lên cao, vậy cần thời gian thu hồi vốn sẽ lâu hơn, có cần tính đến giải pháp chuyển đổi công năng hay không?

Trả lời: Đây là trăn trở của nhiều người nuôi yến, ở góc độ kỹ thuật thì tôi khuyên không nên tính đến giải pháp thay đổi công năng. Đã nuôi yến thì phải quyết tâm, kiên trì và đam mê theo đuổi đến cùng thì nhất định thành công, còn đã nuôi mà tính “nước đôi” thì rất khó thành công. Chúng tôi cải tạo nhà con người ở làm nhà nuôi yến chưa bao giờ cải tạo nhà yến thành nhà ở.

Câu hỏi 84: Nhà bê tông kiên cố thường thiết kế kích thước bao nhiêu là tốt nhất?

Trả lời: Chiều ngang từ 6m trở lên, chiều dài 20m trở lên và số tầng 2 đến 3 tầng trở lên.

Câu hỏi 85: Xây gạch AAC và gạch truyền thống xây tường 2 lớp 1 lớp xốp ở giữa sẽ khác nhau như thế nào về hiệu quả chống nóng? 

Trả lời: Gạch AAC là gạch khí trưng áp có trọng lượng rất nhẹ với hàng triệu túi khí ở mỗi viên gạch nên nó nổi được trong nước, vì thế hiệu quả chống nóng rất tốt. Còn gạch ống truyền thống xây 2 lớp với 1 lớp xốp ở giữa cũng chống nóng rất tốt. Tuy nhiên, về hiệu quả dẫn dụ gây nuôi chim yến ở gạch AAC thì cần nghiên cứu thêm các vấn đề như: khí hậu Việt Nam có phù hợp hay không và đội ngũ xây dựng đã có kinh nghiệm xây gạch này hay chưa Ngoài ra, mùi phụ gia trong gạch AAC có ảnh hưởng đến chim yến và tổ yến hay không cũng cần tìm hiểu thêm trước khi quyết định dùng gạch này cho việc xây dựng nhà yến.

Câu hỏi 86: Xây gạch AAC sẽ giảm hay không giảm kinh phí so với xây tường 2 lớp truyền thống?

Trả lời: Gạch AAC là gạch siêu nhẹ nên dùng sẽ giảm chi phí về móng cọc.

3.2. NHÀ YẾN CẤP 4

Câu hỏi 87: Cách chống nóng tường 10 cm hiệu quả nhất là gì?

Trả lời: Chống nóng tường 10 cm có hai cách chính là chống nóng bên trong và chống nóng bên ngoài. Ban ngày tường sẽ hấp thụ nhiệt và lan tỏa nhiệt vào bên trong nhà yến; vì vậy chống nóng bên ngoài sẽ hiệu quả hơn chống nóng bên trong, tuy nhiên chống nóng bên vân mang lại hiệu quả ở mức nhất định.

-Chống nóng bên trong: bằng xốp 10 cm cemboard hoặc vật liệu thay thế khác.

- Chống nóng bên ngoài có nhiều cách khác nhau như: ốp tole có lớp PU foam sát tường hoặc cách tường 3 - 5cm, hoặc làm khung sắt on irin mạ kẽm cách tường 12 - 16cm sau đó ốp tole vào khung, lưu ý tạo khe hở vừa phải để khí nóng giữa tường và tole có thể thoát ra ngoài.

Câu hỏi 88: Nhà cấp 4 (nhà trệt) có dùng để nuôi chim yến được không?

Trả lời: Nuôi được với điều kiện đất rộng, xung quanh không có cây cao, mặt tiền nhà sông hồ hoặc ruộng lúa để chim lượn vào nhà không bị vướng. Tuy nhiên nhà cấp 4 chim sẽ không phát triển thành công bằng nhà có nhiều tầng.

Câu hỏi 89: Chi phí làm nhà yến cấp 4 khoảng 100m2 bao nhiêu?

Trả lời: Khoảng 300-400 triệu.

Câu hỏi 90: Đối với nhà nuôi chim yến nhà cấp 4 thì kích thước tối ưu là bao nhiêu để đạt hiệu quả ngăn sáng và bảo ổn nhiệt ẩm trong nhà nuôi?

Trả lời: Càng lớn càng tốt. Tối thiểu từ 120m2 trở lên.

Câu hỏi 91: Việc xây dựng nhà cấp 4 sẽ giúp hạ chi phí đầu tư, ở những vùng nông thôn đất rộng thì có nên khuyến khích phát triển nhà nuôi chim yến nhà cấp 4 hay không?

Trả lời: Đây là hướng đi mới cần triển khai cho các hộ gia đình chưa đủ tài chính làm nhà nhiều tầng.

Câu hỏi 92: Nhà nuôi chim yến cấp 4, cao chiều cao tối thiểu bao nhiêu?

Trả lời: Trần cao 4m với chuồng cu (Tum) 3m nữa là khoảng 7m.

Câu hỏi 93: Có cần phải làm tum lên cao đối với nhà nuôi chim yến cấp 4 hay không?

Trả lời: Nhà yến không nhất thiết phải có chuồng cu nhưng bắt buộc phải có phòng lượn. Nhà cấp 4 nên có cả phòng lượn và chuồng cu kết hợp.

3.3. NHÀ YẾN TIỀN CHẾ

Câu hỏi 94: Xây dựng nhà yến tiền chế bằng những loại vật liệu gì?

Trả lời: Vật liệu chính là sắt thép làm khung, tole xốp làm vách và mái, tấm xi măng làm sàn.

Câu hỏi 95: Hiện nay, sử dụng tole sau đó phun PU foam có mang lại hiệu quả chống nóng, chống ồn hay không?

Trả lời: Khá hiệu quả nhưng chi phí cũng không hề rẻ và độ bền cũng không thể so được với nhà bê tông cốt thép truyền thống. Tuy nhiên, mô hình này có ưu điểm là tải trọng nhẹ nên giảm chi phí được nền móng cho vùng đất yếu.

Câu hỏi 96: Thiết kế nhà nuôi chim yến bằng vật liệu tiền chế cần lưu ý những gì?

Trả lời: Cần chú ý về an toàn trong quá trình hoạt động, phòng ngừa rủi ro trong những mùa mưa bão và chống thấm sàn phải tốt.

Câu hỏi 97: Cách chống thấm khi làm sàn tiền chế?

Trả lời: Dùng bạt cao su xanh hoặc bạt nhựa đen (loại thường dùng làm lót hồ nuôi tôm công nghiệp). Cũng có người dùng composit hoặc sơn Epoxi, nhưng chi phí rất cao.

Câu hỏi 98: Kinh phí xây dựng nhà tiền chế 100m2 khoảng bao nhiêu?

Trả lời: Phần xây thô tầm 200-250 triệu/100m tùy dùng vật liệu như thế nào.

Câu hỏi 99: Tuổi thọ nhà nuôi chim yến tiền chế khoảng bao nhiêu năm?

Trả lời: Khoảng 10-15 năm, nếu bảo trì tốt thì được khoảng 20 năm.

Câu hỏi 100: Hiện công nghệ nhà tiền chế đã phát triển, vậy kinh phí xây dựng nhà tiền chế đảm bảo kỹ thuật sẽ giảm bao nhiêu % so với nhà bê tông kiên cố?

Trả lời: Giảm khoảng 20- 30% so với nhà bê tông cốt thép. Câu hỏi 101: Nhà làm bằng tole, thì cách âm như thế nào để tránh ồn khi trời mưa?

Câu hỏi 101:Nhà làm bằng tole,thì cách âm như thế nào tránh ồn khi trời mưa?

Trả lời: Dùng tole PU kết hợp với xốp 10cm, vách trong thì dùng tấm xi măng 4mm.

Câu hỏi 102: Nhà tiền chế sau một thời gian bị mục sắt hộp, vậy có nên khuyến cáo chủ đầu tư không nên làm nhà nuôi chim yến dạng tiền chế này không?

Trả lời: Khuyến cáo chủ đầu tư không nên làm nhà tiền chế. Chủ đầu tư chọn làm tiền chế thường vì điều kiện tài chính eo hẹp, hoặc cơi nới nhà có sẵn, hoặc do đặc trưng của vùng đất nền yếu.

Câu hỏi 103: Chi phí và tuổi thọ sàn giả của nhà tiền chế so với nhà bê tông kiên cố là thế nào? Nên hay không nên làm dạng sàn gia?

Trả lời: Chi phí làm sàn giả của nhà tiền chế thấp hơn khoảng 20- 30% so với sàn bê tông cốt thép. Sàn giả dễ thấm mục do trong nhà yển luôn duy trì ẩm từ 80% nên tấm lót trong quá trình hoạt động chỉ cần thủng lỗ nhỏ cũng thấm xuống sàn, nguy cơ sập tại những chỗ thấm mục là rất cao.

Câu hỏi 104: Nhà tiền chế sàn giả ảnh hưởng lớn khi bị mưa bão sẽ làm thấm sàn, mốc gỗ vậy cần có những giải pháp nào hạn chế thiệt hại do thiên tại?

Trả lời: Để hạn chế thiệt hại do thiên tai, mưa bão đối với những nhà tiền chế thì chủ đầu tư nên lưu ý:

- Theo dõi biến đổi thời tiết đề phòng gió bão ập vào;

- Tiến hành chằng chéo nhà, mái nhà, vách nhà cẩn thận;

- Bên trong nhà yến thì nên tắt hệ thống phun sương tạo ẩm;

- Kiểm tra thường xuyên tấm lót sàn có bị thủng hay hư hao gì không để khắc phục kịp thời.

4.4. NHÀ YẾN LẮP GHÉP

Câu hỏi 105: Xây nhà nuôi chim yến bằng vật liệu lắp ghép được không?

Trả lời: Có nhiều dạng nhà lắp ghép. Tấm 3D là một trong những vật liệu điển hình của mô hình này, ngoài ra còn có thể sử dụng những tấm Panel (làm kho lạnh) ghép lại để nuôi yến. Tuy nhiên, những dạng lắp ghép này chỉ những kỹ thuật nhiều kinh nghiệm mới nên áp dụng.

Câu hỏi 106: Việc thiết kế nhiều lỗ thông gió có ảnh hưởng gì khi làm nhà nuôi chim yến bằng vật liệu lắp ghép?

Trả lời: Kể cả nhà kiên cố hay tiền chế hoặc lắp ghép thì việc bố trí nhiều lỗ thông hơi đều ảnh hưởng đến quá trình dẫn dụ và tăng bầy đàn chim yến. Đối với việc dùng ống nhựa 90 hay 114 làm lỗ thông hơi thì thiết kế mỗi lỗ cách nhau 1m với 2 dãy lỗ. Tùy theo từng giai đoạn nhà yến mà điều chỉnh cho hợp lí, như thời gian đầu các lỗ thông hơi này nên được bít lại gần hết tùy theo lượng chim tăng dần mà mở ra từ từ.

Câu hỏi 107: Nước ta là nước có nhiều cơn bão tác động trong năm, vậy vật liệu lắp ghép có đủ tiêu chuẩn làm nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Những vùng có gió mạnh thường xuyên, vùng duyên hải chịu nhiều cơn bão thì không nên dùng vật liệu lắp ghép làm nhà nuôi chim yến.

3.5. NHÀ YẾN CONTAINER

Câu hỏi 108: Hiện tại ở Việt Nam có công trình nhà yến bằng container nào thành công hay chưa?

Trả lời: Theo ghi nhận thì ở Việt Nam hiện chưa có nhà nuôi chim yến bằng container.

Câu hỏi 109: Kích thước của container hẹp về chiều rộng, thấp về chiều cao. Như vậy có phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nước ta?

Trả lời: Kích thước Container 40 feet là rộng 2,44m x 12,19m x cao 2,59m. Kích thước như vậy khuyến cáo không nên làm nhà yến.

Câu hỏi 110: Với kích thước của Container thì việc ngăn sáng sẽ thực hiện theo cách nào để tối ưu nhất?

Trả lời: Cũng như thiết kế phòng giả hay phòng cố định nhà yến bình thường bằng các vật liệu bạt, Cemboard, Alu,...

Câu hỏi 111: Làm nhà nuôi chim yến bằng thùng Container, thường làm ở những khu vực như thế nào để mang lại hiệu quả?

Trả lời: Như đã đề cập, hiện tại ở Việt Nam chưa có nhà yến bằng container nên không thể kết luận được.

Câu hỏi 112: Khi làm nhà nuôi chim yến bằng thùng Ca thi ch cần phải chống nóng như thế nào?

Trả lời: Có thể ốp xốp, Panel, cùng Alu hoặc Cemboard kết hợp.

Câu hỏi 113: Chiều cao tối thiểu khi làm nhà nuôi chim yến bằng thùng Container là bao nhiêu?

Trả lời: Tùy vào điều kiện miếng đất có giáp sông, ao hồ, ruộng hay cây cao như thế nào thì điều chỉnh cho phù hợp để khi chim yến tiếp cận nhà không bị vướng là được.

Câu hỏi 114: Tấm ghép 3D Panel làm nhà nuôi chim yến được Lay không?

Trả lời: Được nhưng độ bền và tuổi thọ không cao như nhà bê tông kiên cổ.

Câu hỏi 115: Khi làm nhà yến bằng tấm ghép 3D có những ưu điểm, nhược điểm gì?

Trả lời: Ưu điểm là tải trọng nhẹ, tiến độ thi công nhanh, giá thành rẻ.

Nhược điểm là ít đơn vị thi công, vật liệu không có sẵn tại địa phương, tấm 3D dễ ngấm nước và giữ nước vì trong tấm 3D có lớp xốp.

Câu hỏi 116: Tấm lót sàn 3D có đảm bảo được điều kiện ẩm của nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Tấm 3D khó đảm bảo với điều kiện ẩm trong nhà yến kéo từ năm này sang năm khác. Cần phải lót tấm chống thấm hoặc cán nền chống thấm thật tốt.

Câu hỏi 117: Hiện tại việc ứng dụng vật liệu 3D trong xây dựng nhà ở còn nhiều hạn chế, vậy làm nhà yến hiệu quả như thế nào?

Trả lời: Nhà ở cho con người còn nhiều hạn chế thì không nên áp dụng vào nuôi chim yến.

Chương 4

KỸ THUẬT THIẾT KẾ & XÂY DỰNG NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Câu hỏi 118: Cách xác định đường bay của chim để mở miệng hang là như thế nào?

Trả lời: Xác định đường bay của chim bằng quan sát để xác định hướng mở cửa miệng hang hiện nay được thực hiện theo kinh nghiệm và suy luận của từng kỹ thuật, dựa trên một số tiêu chí như sau: hướng chim đi ăn về, hướng mặt trời mọc, hướng mặt trời lặn, hướng gió, hướng không bị che khuất theo từng vị trí ngôi nhà.

Câu hỏi 119: Tại sao có những nhà đặt 1 cửa miệng hang, có nhà thì 2 cửa miệng hang?

Trả lời: Xuất phát từ tập tính của rất nhiều các loài động vật như: chuột, rắn,... khi làm hang thường có “hang ngách”, khi gặp nguy niềm để còn đường thoát, con người nhà ở cũng có cửa hậu vậy. Ngoài ra, chủ đích của việc thiết kế nhà yến có 2 cửa miệng hang cũng là để chim yến có thêm sự lựa chọn; quan sát xem cửa nào thuận cho chim yến ra vào sẽ để lại, còn cửa kia không thuận thì bít lại, lúc này nhà yến sẽ còn 1 cửa. Tuy nhiên có nhiều nhà yến cả 2 cửa chim yến đều ra vào tốt cũng nên để lại cả 2 cửa.

Câu hỏi 120: Nhà yến chỉ mở một cửa hướng đông được không?

Trả lời: Nếu nhà liền kề buộc phải mở một hướng thì mở hướng đông vẫn được.

Câu hỏi 121: Nên đặt miệng hang sát tường hay đặt miệng hang giữa chuồng cu. Tại sao?

Trả lời: Không nên đặt cửa miệng hang sát tường, nên đặt từ vách tường ra từ 1m trở lên để chim yến vào “ngọt” và giảm hiện tượng “đá miệng hang”, tức là bay đến miệng hang vội vàng bay ngược trở ra do sát tường quá.

Câu hỏi 122: Để lấy đối lưu không khí trong nhà yến, nên đặt ống cách sàn và cách ván làm tổ bao nhiêu và khoảng cách giữa hai ống cùng một hàng là bao nhiêu?

- Trả lời:

+ Ống đối lưu gió hàng dưới (từ sàn lên) đặt trên tường cách sàn khoảng 1m có đặt co với ống giảm sáng xuống từ 30-50cm để giảm sáng; ống cách ống khoảng 1m.

+ Ông đối lưu gió hàng trên đặt trên tường cách thanh giá tổ khoảng 60-80cm tương ứng đặt co xuống giảm sáng từ 30-50cm; ống cách ống khoảng 1m.

Tùy vào khu vực và giai đoạn phát triển có thể chỉnh không khí đối lưu bằng cách bịt bớt ống hoặc đặt co ống dài ngắn cho phù hợp.

Câu hỏi 123: Thiết kế chuồng lượn và cửa xuống hạng sao cho hợp lý?

Trả lời: Chuồng lượn cần tính toán cho phù hợp theo cách thiết kế đường bay của chim xuống các tầng và vào các phòng trà. Đối với nhà nhiều tầng, khi vào chuồng lượn chim phải lượn nhiều vận được các phòng làm tổ, diện tích chuồng lượn tối thiểu 4 x 4m. Lỗ hang có nhiều cách bố trí, lệch một bên hoặc ở giữa chuồng lượn tùy theo cách thiết kế đường bay của ngôi nhà. Lỗ miệng hang cần thiết kế nano chim bay ra, vào thoải mái nhất, nhưng vẫn giảm được ánh sáng lọt vào nhà yển, giảm được các loại thiên địch tấn công. Tùy vào đường bay và địa thế nhà yến mà có thể thiết kế từ 1 đến 2 lỗ miệng hang, tránh thiết quá + nhiều lỗ miệng hang dễ xảy ra hiện tượng chim vào lỗ này và bay ra lỗ kia.

Câu hỏi 124: Tại sao nhà lâu năm lại gỡ vách ngăn phòng ra?

Trả lời: Việc ngăn phòng ban đầu khi chim mới vào nhà sẽ tạo cảm giác an toàn hơn khi không ngăn phòng. Việc ngăn phòng cũng làm cho chim khó tìm đường ra và ở lại, tuy nhiên không nên bố trí ngăn phòng quá phức tạp, chim khó kiếm đường ra dẫn đến chim hoảng sợ. Sau khi nhà đã hoạt động nhiều năm, lượng chim nhiều, không khí trở nên ngột ngạt, thiếu độ thông thoáng dẫn đến tăng đàn chậm, chất lượng to giảm, khi đó cần tính đến phương án gỡ vách ngăn phòng ra.

Câu hỏi 125: Thông gió như thế nào để đạt hiệu quả? Thông gió ống ¢ 114 trực tiếp, bị gió lùa làm chim tăng đàn chậm, xử lý như thế nào?

Trả lời: Thông gió để đạt được hiệu quả cần tính toán được lượng không khí luân chuyển bên trong nhà yến, tính được hướng gió lùa vào nhà yến theo mùa, số lượng và tiết diện lỗ thông gió cần tính toán tương quan đến việc giữ ẩm độ, nhiệt độ nhưng vẫn đảm bảo được độ thông thoáng bên trong nhà yến. Đối với nhà yến sử dụng ống thông gió ¢ 114 có thể giảm ảnh hưởng của gió lùa bằng cách giảm tiết diện và đặt , ống nối sâu hơn hoặc có thể bít bớt ống ở hướng có gió lùa. Dùng bọc nilon trắng bít lại để giảm gió, nhưng đảm bảo ánh sáng trong nhà yến.

Câu hỏi 126: Thông tầng thẳng hay thông tầng xéo tốt hơn?

Trả lời: Hiện nay, khi các thông số về vòng bay, vòng lượn đã được nhìn nhận một cách rõ ràng hơn, việc thiết kế thông tầng thẳng hay thông tầng xéo vẫn có những ưu nhược điểm, nhưng chung quy vẫn phải đảm bảo được vòng lượn, góc chim xuống khoảng 45° . Việc thiết kế thông tầng xéo cần phải tính toán kỹ độ đối lưu không khí giữa các tầng việc thu tổ ở khu vực thông tầng sẽ khó khăn hơn và không an toàn, nên thông tầng thẳng đứng được nhiều người lựa chọn hơn.

Hình :Hình 3d xây dựng nhà yến.

Câu hỏi 127: Đối với những vùng nhiệt độ cao, khi thiết kế nhà nuôi chim yến cần lưu ý những điểm gì?

Trả lời: Đối với những vùng có nhiệt độ cao, khi thiết kế cần lưu ý khoảng cách giữa các tầng phải cao hơn các khu vực khác, trên 3,2m trở lên (từ 3,2 đến 4m đối với vùng nhiệt độ và độ ẩm cao). Cần chống nóng mái và tường xung quanh kỹ lưỡng. Có thể kết các thôn đối lưu không khí nhưng giảm tiết diện xuống để giảm biên độ giao động giữa các thời điểm với nhau.

Câu hỏi 128: Tôi mới xây dựng nhà yến diện tích 6m 20m, có cần làm vách ngăn phòng không?

Trả lời: Cần làm vách ngăn phòng. Với diện tích như trên có thể ngăn được 4-5 phòng nuôi, tạo không gian riêng biệt từ thông và cam giác an toàn cho chim mới

Hình:Ngăn phòng nhà yến.

Câu hỏi 129: Thông gió chéo là thông gió như thế nào? Ưu nhược điểm của loại thông gió này?

Trả lời: Thông gió chéo là không khí qua lớp tường thứ nhất vô khe hở giữa 2 lớp tường, sau đó không khí mới vô trong nhà. Thông gió kiểu này giúp nhà yến dễ “ngụy trang” vì nhìn bên ngoài sẽ thấy giống như nhà ở và không khí vào nhà sẽ dịu hơn. Nhược điểm là khi trời nóng thì không khí giữa 2 bức tường cũng sẽ bị nóng lên dẫn đến không khí nóng xộc vô nhà yến. Vì thế thông gió chéo cần thêm dãy lỗ thông hơi nóng giữa hai lớp tường ra ngoài. Và thông gió chéo sẽ bị động về hệ thống lấy ánh sáng vào trong nhà yến cho các phòng.

Câu hỏi 130: Thông gió trực tiếp là thông gió như thế nào?

Trả lời: Thông gió trực tiếp là cách lấy không khí trực tiếp dẫn thẳng từ ngoài vô trong nhà. Ưu điểm của cách thông gió trực tiếp là lấy được không khí mát mẻ và nhiều oxy từ ngoài môi trường vào trong nhà. Cách này đang được đánh giá là hiệu quả nhất. Nhược điểm là khi lấy thông gió trực tiếp dễ khiến gió xộc thẳng vào trong nhà quá mạnh khi mùa mưa bão, để giảm gió xộc vào nhà yến thì dùng bịch nilon trắng trong bịt 50-70% nhằm đảm bảo ánh sáng và gió vẫn đủ cung cấp cho nhà yến.

Câu hỏi 131: Nêu các giải pháp về mặt bằng trong nhà yến?

Trả lời: Mặt bằng các tầng trong nhà nuôi chim yến có các cách

như sau:

- Thông tầng xéo phòng lượn (thông tầng) nằm xéo nhau theo từng tầng.

- Thông tầng thẳng phòng lượn thẳng từ trên xuống dưới mỗi tầng có vách ngăn và 1 cửa vào từng tầng.

- Vách ngăn hình dích dắc (Zigzag).

- Vách ngăn đường luồng (như dãy nhà trọ).

Câu hỏi 132: Giải pháp thông gió trong nhà yến liền kề như thế nào là hiệu quả?

Trả lời: Có thể mở thông gió phía trước và phía sau nhà, nếu không đủ thì gắn thêm quạt hút. Ngoài ra, thiết kế cột giếng trời cũng là giải pháp rất hiệu quả để không khí luân chuyển 24/24.

Câu hỏi 133: Xây nhà yến bao nhiêu tầng là tốt nhất?

Trả lời: Việc quyết định số lượng tầng trong nhà yến cần xem xét mặt bằng xung quanh nhà nuôi chim yến có thoáng hay không Chuồng lượn cần đủ khoảng không xung quanh, thường 3 - 4 tầng là tối nhất, phổ biến nhất thời gian qua là 1 trệt 2 lầu.

Câu hỏi 134: Mở lỗ thông hơi bao nhiêu % cho nhà mới vận hành?

Trả lời: Tùy vào mỗi kỹ thuật thiết kế cho phép mở bao nhiêu %. Nhà yến mới vận hành thường mở thông hơi 10%, qua từng giai đoạn phát triển bầy đàn thì mở ra thêm tương ứng.

Câu hỏi 135: Qua nhiều kinh nghiệm xây dựng nhà yến xin hỏi nhà từ 3, 4 tầng thì có nên làm chuồng cu không? (Vì trong thành phố hạn chế chiều cao).

Trả lời: Không khuyến khích xây nhà nuôi yến trong thành phố. Nếu 2 bên nhà là nhà cao tầng hơn và nhà nuôi bị che khuất th phải làm chuồng cụ để cho chim định vị đường bay vào nhà.

Câu hỏi 136: Diện tích phòng và chiều rộng hành lang cho yến vào phòng bao nhiêu là phù hợp?

Trả lời: Diện tích phòng tùy thuộc nhà lớn hay nhà nhỏ có các kích thước như sau: 4m x 8m, 5m x 4m, 5m x 6m. Chiều rộng hành lang từ 2m trở lên.

Câu hỏi 137: Có nên chia phòng cho nhà yến đã có nhiều tổ (2.000 tổ)?

Trả lời: Không nên chia phòng trong trường hợp này. Nếu có chỉ ngăn phòng giả từ thanh tổ xuống 30-50cm tùy vào độ cao của mỗi sàn.

Câu hỏi 138: Có nên tăng sàn cho nhà yến đã nhiều tổ, chiều cao sàn tối thiểu? (chia đôi sàn hiện hữu)

Trả lời: Hiện nay có nhiều chủ nhà đã làm và cũng đã thành công nhưng vấn đề đặt ra là nhà yến bị bí bách, phân chim nhiều, độ thông thoáng mất dần dẫn đến tổ xấu. Vậy nên bạn cần tham khảo thêm thông tin trước khi quyết định ngăn đôi sàn. Ngoài ra, nhà chim nhiều tổ nhưng không đồng nghĩa với nhà full (đầy) chim, mà nhà full chim thì sản lượng rất lớn, khi đạt sản lượng thì không nên chia sàn để nhà yến phát triển ổn định bền vững.

Câu hỏi 139: Em đang xây dựng nhà yến, em đang phân vân dùng xốp cách nhiệt ở giữa tường 20 là đủ chưa hay cần phải thêm tấm cách nhiệt chân không (cát tường) cho đảm bảo?

Trả lời: Nếu có điều kiện sử dụng cả 2 kết hợp thì càng tốt vì nhà yến sử dụng trên 40 năm cần đầu tư 1 lần cho thật đảm bảo. Đặc biệt vùng nắng gió nhiều như Cam Ranh, Phan Rang,... Nên sử dụng 1 lớp xốp và 1 lớp cách nhiệt cát tường sẽ tối ưu cho việc đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ trong nhà và chống nóng một cách tuyệt đối với nhà nuôi chim yến.

Câu hỏi 140: Làm sao để kiểm tra kỹ thuật của đơn vị thi công có đạt chuẩn hay không? Có những quy chuẩn chung nào về kỹ thuật hay không?

Trả lời: Kỹ thuật dẫn dụ gây nuôi chim yến không có mẫu số chung, cần ứng biến theo từng nhà, từng khu vực, từng thời điểm, từng kỹ thuật,... mà có các cách thức thi công khác nhau. Mỗi kỹ thuật sẽ có một cách thiết kế riêng cho phù hợp với từng không gian nhưng về các nguyên lý cơ bản vẫn phải tuân thủ như nắng không nóng, mưa không ồn, không khí thông thoảng, không lọt sáng, ngăn phòng hợp lí, thiết kế đường bay cho chim yến phù hợp. Chủ đầu tư có thể tham quan nhà yến mới thi công và nhà yến đã hoạt động lâu năm để tham khảo kỹ thuật tham khảo hồ sơ năng lực của Công ty kỹ thuật nhà yến đó.

Câu hỏi 141: Xin cho biết: vách tường nhà yến khoảng 12m thì cần bao nhiêu lỗ thông gió là chuẩn (2 bên). Xây dựng nhà yến ở Kiên Giang và lỗ thông tầng thì nên đi thẳng các sàn hay lệch tầng là tốt nhất?

Trả lời: Đối với khu vực Kiên Giang nói riêng, thông tầng thẳng hay chéo tùy kỹ thuật mà áp dụng. Vách tường 12m cần 6 lỗ thông gió mỗi bên và chúng ta điều khiển gió tùy theo mùa và từng giai đoạn mà bít bớt lỗ thông gió hay mở ra.

Câu hỏi 142: Có cần xây mái chống nóng cho chuồng lượn nhà yến hay không? Vì sao?

Trả lời: Có. Phòng lượn cần được chống nóng và chống ồn càng tốt. Vì phòng lượn là nơi chim con tập bay, chim yến cần giảm/nâng thân nhiệt khi vào/ra lỗ miệng hang.

Câu hỏi 143: Bồn chứa nước inox trên chuồng lượn nhà yến có cần sơn đen hay không?

Trả lời: Nên sơn màu tối để không bị ánh nắng dội vào bồn inox tạo nên ánh sáng chói.

Câu hỏi 144: Tại sao cửa miệng hang thường thấy được sơn màu đen?

Trả lời: Vì được mô phỏng theo cửa miệng hang động thường tối đen để chim yến nhanh phát hiện ra đường vào nhà.

Câu hỏi 145: Sử dụng quả cầu hút nóng mái tole nhà yến có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Không ảnh hưởng nhiều. Nên sơn quả cầu màu tối sẽ tốt hơn.

Câu hỏi 146: Đầu tư nhà nuôi chim yến 200m cần kinh phí tối thiểu là bao nhiêu là tối ưu?

Trả lời: Tùy vùng đất nền móng yếu hay cứng chi phí dao động từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.

Câu hỏi 147: Giải pháp thiết kế an toàn khi thi công sửa chữa loa miệng hang thông tầng thẳng đứng?

Trả lời: Cần thiết có hành lang, cầu thang và lan can (tay vịn) bên trong phòng lượn, dưới mỗi cửa miệng hang.

Câu hỏi 148: Có cần làm lan can khu vực thông tầu và cầu thang hay không?

Trả lời: Để an toàn về lâu dài cần thiết kế lan can và hành lang Còn cầu thang thiết kế trong khu vực thông tầng cũng được nhưng lưu ý thiết kế sao cho không ảnh hưởng đường bay của chim yến.

Câu hỏi 149: Xây dựng nhà nuôi chim yến 1 tầng, làm chuồng lượn thẳng đứng lên cao 17m có được hay không?

Trả lời: Không nên xây nhà trệt với chuồng lượn quá cao, cao 6-7m từ mái nhà yến.

Câu hỏi 150: Kích thước gạch ống dài 20cm, khi xây tường 2 lớp, có cần câu 2 lớp tường lại với nhau không, và câu như thế nào?

Trả lời: Nên câu lại bằng cách xoay ngang viên gạch hoặc dùng sắt bẻ chữ U để câu liên kết 2 vách tường. Nên tham khảo thêm và để suất với thầu xây dựng.

Câu hỏi 151: Thiết kế nhà nuôi yến ở 2 tầng trên, tầng dưới để ở, cần làm như thế nào để đảm bảo mùi hôi từ nhà yến không lọt xuống tầng ở?

Trả lời: Nhà yến trước đây thường được tận dụng những tầng trống chuyển sang nuôi yến và hiện nay nhiều gia đình xây mới cũng kết hợp tầng trên nuôi yến tầng dưới con người ở. Vấn đề xảy ra “xung đột” giữa người và yến là có như: tiếng ồn, mùi,... Vì thế khi cải tạo hay thiết kế cần có lối đi riêng, cách âm thật tốt, hệ thống thoát nước, chống thấm cũng phải triệt để và có thể làm 2 cửa.

Về lâu dài và an toàn nên xây nhà yến và nhà ở tách biệt độc lập.

Câu hỏi 152: Ở khu vực nền móng yếu, có xây được nhà nuôi chim yến hay không? Và dùng vật liệu xây dựng gì?

Trả lời: Có. Như nhà ở, nhà yến vẫn xây khu nền móng yếu được theo tiêu chuẩn cũng như vật liệu xây nhà cho con người ở. Hoặc có thể dùng các loại vật liệu nhẹ để xây dựng nhà nuôi chim yến.

Câu hỏi 153: Sử dụng tấm Cemboard làm trần laphong cho nhà yến có bị hấp thụ nhiệt hay không?

Trả lời: Trên tấm cemboard là xốp cách nhiệt 10cm, và trên mái đã lợp tole cách âm cách nhiệt thì tấm Cemboard hay Alu đều làm laphong tốt.

Lưu ý thêm, tấm cemboard có chất không tốt cho sức khỏe con người, khi dùng cần cân nhắc giữa Cemboard và Alu hay laphong khác.

Câu hỏi 154: Khi thiết kế thông tầng, phòng nuôi yếu yêu cầu phải đảm bảo những yếu tố như thế nào để kiểm soát được đường bay của chim?

Trả lời: Cần tạo đường bay độc lập, đảm bảo được vòng lượn tối thiểu, không nên ngăn tường, vách làm phức tạp đường bay của

Câu hỏi 155: Cửa thông phòng cần thiết kế như thế nào

Trả lời: Cửa thông phòng cũng là một dạng đường bay độc lập. Tùy nhà lọt sáng như thế nào mà thiết kế cửa thông phòng lớn hay nhỏ. Mỗi phòng chỉ nên thiết kế một cửa thông với lối hành lang. Cửa phòng nuôi có thể kết hợp luôn cửa cho người đi.

Câu hỏi 156: Nhà yến thấp nóng, bế khí cần phải cải tạo như thế nào?

Trả lời: Nhà yến có sàn thấp là do kỹ thuật hoặc chủ nhà muốn giảm chi phí ban đầu, nhưng sau này bầy đàn phát triển sẽ phát sinh nhiều vấn đề đáng tiếc như: bể khí, nóng, chim yến ủ bệnh,... xảy ra hiện tượng chim chết hàng loạt, dù được cải tạo hay khắc phục chỉ giới hạn được phần nào.

Một số hướng cải tạo: tháo hết vách ngăn (nếu có), vệ sinh nhà yến định kỳ, hút khí cưỡng bức bằng quạt hút, lợp thêm lớp tole cách mái tole cũ 50cm, dùng quả cầu Inox hút 24/24,..

Câu hỏi 157: Phòng kỹ thuật làm trong khu vực phòng lượn có được hay không?

Trả lời: Được nếu phòng lượng đủ rộng. Ngược lại, khuyến cáo không nên làm phòng kỹ thuật tại khu vực thông tầng vì sẽ rất vướng và cản trở về lâu dài. Tốt nhất nên xây riêng bên ngoài khoảng 10m.

Câu hỏi 158: Thiết kế giống hệt nhà nuôi chim yến đã thành công có được hay không? Tỉ lệ thành công như thế nào?

Trả lời: Đây là câu hỏi hay và rất nhiều người đã thất bại vì copy mô hình nhà yến thành công trong quá khứ cho căn nhà yến hiện tại của mình. Chỉ nên giống ở những điều cơ bản nhà yến bắt buộc phải có như: nắng không nóng, mưa không ồn, thoáng không khí, không lọt sáng,ngăn phòng hợp lí, thiết kế đường bay phù hợp,... Còn về hệ thống âm hệ thống khử mùi, hệ thống tạo ẩm,... v.v. thì tùy thuộc địa thế mỗi yến, mỗi đơn vị kỹ thuật khác nhau sẽ có cách thiết kế khác nhau theo từng thời điểm.

Câu hỏi 159: Trần nhà quá cao, khoảng 6m có ảnh hưởng gì tới sự thành công của nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời:Trần nhà quá cao như trên là lãng phí đầu tư.Độ cao tối đa chỉ cần khoảng 4m.Về góc độ kỷ thuật thì không ảnh hưởng nhiều đến độ thành công nhưng việc quản lý chăm sóc nhà yến sẽ rất khó khăn như :tạo ẩm rất khó đạt thu hoạch hay kiểm tra loa rất nguy hiểm ví quá cao.

Câu hỏi 160:Sàn bị thấm từ tầng trên xuống tầng dưới có ảnh hưởng gi không?

Trả lời:Nếu sàn nhà yến bị thấm từ tầng trên xuống tầng dưới thì chim yến không làm tổ chổ bị thấm,nếu thấm xuống chổ có tổ thì chim yến sẽ bỏ đi,Sàn bị thấm nhiều và kéo dài sẽ sinh ra nấm mốc là điều khó tránh khỏi.

Câu hỏi 161:Nhà yến thiết kế theo chiều Nam-Bắc,tường phía tây thì hấp thì hấp thụ nhiệt nhiều.Vậy giải pháp khắc phục như thế nào?

Trả lời:Tốt nhất ớp lớp tole cách 10-20cm(tuỳ theo vùng gió bảo)bên vách bị nắng nhiều.Trong quá trình xây dung75 thì nên tăng cường cách âm cách nhiệt,xốp dày 5-10cm và tấm cách nhiệt cát tường. 

Câu hỏi 162: Chu kỳ đầu tư, thu hồi vốn của nhà nuôi yếu 200m2 là bao nhiêu năm?

Trả lời: Theo thực tế, đối với nhà tăng trưởng chim đều thì khoảng 5-7 năm. Tùy theo mức độ đầu tư và mức độ thành công của nhà yến mà thời gian thu hồi vốn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn.

Câu hỏi 163: Nhà yến xây gạch block 20 không ốp xốp có được hay không?

Trả lời: Được tùy theo biên độ nhiệt từng vùng, nếu vùng có nhiệt độ cao cần thông gió thoát nhiệt giữa gạch và cần tô 2 mặt để chống thấm và hạn chế mùi phụ gia của gạch block. Tốt nhất nên có biện pháp chống nóng, chống thấm tránh tình trạng chỉnh sửa nhiều lần.

Câu hỏi 164: Có cần xây hồ nước trong nhà yến hay không?

Trả lời: Không nên. Nếu có chỉ cần dùng thau chứa nước để chủ động vệ sinh. Xây hồ nước sẽ rất phiền toái vì về lâu dài phân chim yến rớt vào hồ nước có thể sinh ra nhiều mối nguy tiềm ẩn cho chất lượng tổ yến và sức khỏe của chim.

Câu hỏi 165: Nhà yến có cần phải đạt chiều cao 16m như một số thông tin kỹ thuật Malaysia nói hay không?

Trả lời: Chiều cao của nhà yến tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: chi phí đầu tư, vị trí xây nhà yến, khí hậu,... Mẫu thiết kế phổ biến là 1 trệt 2 tầng, mỗi tầng 3m thêm chuồng cu 3m nữa, tổng cộng độ cao nhà yển khoảng 12m. Nếu mỗi sàn xây cao thêm 1m thì không ảnh hưởng nhưng sẽ tốn thêm chi phí.

Câu hỏi 166: Kích thước cửa miệng hang của nhà yến bao nhiên là phù hợp?

Trả lời: Kích thước 48-68 cm với nhà diện tích sàn khoảng 300m. Nhà lớn hơn nên mở cửa lớn hơn (68-86 cm, và mở theo hình chữ nhật đứng thì sẽ thu hút chim được tốt hơn).

Câu hỏi 167: Cửa miệng hang nên làm hình chữ nhật nằm ngang hay đứng?

Trả lời:Ngang hay đứng đều được, nhưng ngang phổ biến hơn, cửa đứng trộm dễ đột nhập hơn (đối với nhà thập và nhà trong khu dân cư).

Câu hỏi 168: Đầu tư nhà yến tối thiểu bao nhiêu là hợp lý? 

Trả lời: Tối thiểu 700 – 800 triệu cho nhà yến với diện tích 160m2 (5 x 16 x 2).

Câu hỏi 169: Hiện nay giá yến và tỉ lệ thành công có nhiều biến động, chu kỳ thu hồi vốn nhà nuôi chim yến khoảng 7 năm có còn phù hợp?

Trả lời: Nghề nuôi chim yến là một lĩnh vực đầu tư mang tính lâu dài. Thời gian 7 năm hay nhiều hơn thì chủ đầu tư nên cân nhắc tình trạng kinh tế của mình trước khi đầu tư. Nghề nuôi chim yến không nên nóng vội và cần tính toán kỹ lưỡng.

Câu hỏi 170; Một nhà yến sau 12 tháng thành công dựa trên những tiêu chí đánh giá nào?

Trả lời: Tiêu chí đánh giá thành công còn phụ thuộc vào vùng chim, sự cạnh tranh. Theo số liệu ước chừng thì sau 1 năm hoạt động đạt trên 80 chim, 20 – 40 tổ trở lên là thành công bước đầu.

Câu hỏi 171: Nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp so với các nước có nghề nuôi chim yến khác, vậy về mặt thiết kế cần lưu ý điều gì?

Trả lời: Nước ta có địa hình và khí hậu từng vùng khác nhau nên khi thiết kế nhà yến cần lưu ý yếu tố này. Khu vực biển thì nên thiết kế tránh gió lùa và phòng chống thấm vách tường. Tây Nguyên có những khu vực lạnh thì nhà yến nên thiết kế hạn chế hơi lạnh tràn vào mùa đông. Chung quy lại theo tiêu chí: “Nắng không nóng, mưa không ồn, thoảng không khí, không lọt sáng, ngăn phòng hợp lí, tạo đường bay độc lập, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè”.

Câu hỏi 172: Diện tích tối thiểu cần phải đạt khi xây dựng nhà yến là bao nhiêu?

Trả lời: Ngang 5m và dài 16m, 2 hoặc 3 tầng. Khuyến khích xây ngang từ 6m và dài 20m trở lên.

Câu hỏi 173: Việc thiết kế độ nghiêng của mái nhà nuôi chin yến có phụ thuộc vào khí hậu của vùng đó hay không?

Trả lời: Thiết kế mái nghiêng nhằm mục đích thoát nước cho nhà yến khi trời mưa, tùy phụ thuộc vào khí hậu của vùng mà có thiết kế cho phù hợp.

Câu hỏi 174: Khi bố trí cửa miệng hang cần cách tưởng và cách trần tối thiểu bao nhiêu?

Trả lời: Cách tưởng tối thiểu 0,7m và cách trần 0,7m-1m. Tùy vào diện tích phòng lượn mà gia giảm cho phù hợp, không nên làm phỏng lượng quả bẻ trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.

Câu hỏi 175: Lỗ thông tầng có kích thước tối thiểu bao nhiêu là hợp lý?

Trả lời: Tùy theo số lượng tầng nuôi và diện tích phòng lượn mà bố trí lỗ thông tầng và hệ thức loa dẫn thông tầng cho phù hợp, nên tham khảo ý kiến của kỹ thuật tư vấn xây dựng nhà nuôi chim yến.

Câu hỏi 176: Có cần bố trí phòng VIP cho chim hay không? Phòng VIP có đặc điểm như thế nào?

Trả lời: Mỗi sàn nên bố trí 1 phòng VIP, Phòng VIP là phòng an toàn và mô phỏng giống như nhà yến thành công. Đặc điểm gồm: Âm thanh sống động và đặc biệt, vị trí cuối đường bay, tối nhất, ầm và nhiệt tốt nhất. Mỗi kỹ thuật khác nhau thì thiết kế phòng VIP khác nhau.

Câu hỏi 177: Khi gắn thanh giá tổ cần lưu ý những gì?

Trả lời: Lắp thanh tố không nên lắp quá dày và bản gỗ quá lớn, lắp hạn chế có khe hở với trần nhà. Lắp xong phải vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng như dung dịch chuyên trị của Yến Sào Phương Toàn

Câu hỏi 183: Nhà yến bị bế khí, ngộp thì phải xử lý như thế nào?

Trả lời: Cần thông khí cưỡng bức bằng quạt điện, dùng quả cầu Inox hút, và tháo bớt vách ngăn các phòng đồng thời vệ sinh nhà yến thường xuyên.

Câu hỏi 184: Có nên lắp máy điều hòa trong nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Tùy vào tính hiệu quả mà lắp hay không lắp điều hòa cho nhà nuôi chim yến. Đối những vùng lạnh có thể lắp cục nóng trong nhà nuôi chim yến để sởi ấm vào mùa đông.

Câu hỏi 185: Nhà nuôi chim yến xây tường 10cm có ốp tole xung quanh, làm sao để chống ồn khi mưa?

Trả lời: Đối với nhà yến tường 10cm, khi ốp tole chống nóng xung quanh phía ngoài nên lưu ý độ dày của tole và sử dụng hệ thống khung thép cố định để giảm độ ồn khi trời mưa, hoặc dùng tole PU để giảm ồn khi trời mưa.

Câu hỏi 186: Ngăn phòng như thế nào để hạn chế được lọt sáng nhưng đảm bảo được độ thông thoáng cho nhà yến?

Trả lời: Tùy vào kích thước bề rộng của nhà yến mà ngăn phòng cho phù hợp. Có thể ngăn vách phòng hở chân từ 50-80cm, hoặc ngăn phòng có lối hàng lang khoảng 2 m.

Câu hỏi 187: Cấu trúc bên trong nhà yến khu vực có nhiệt độ trung bình trên 27°C cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào?

Trả lời: Nhà yến trong khu vực có nhiệt độ trung bình trên 27°C thì khoảng cách giữa các sàn tối thiểu là 3,2 m. Việc ngăn phòng phải đảm bảo độ thông thoáng, tăng cường lỗ thông gió chuồng cu và phòng lượn tầng trên cùng.

Câu hỏi 188: Cấu trúc bên trong nhà yến khu vực có nhiệt độ trung bình dưới 26°C cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào?

Trả lời: Nhà yến ở khu vực có nhiệt độ trung bình dưới 26°C có thể thiết kế khoảng cách sàn từ 2,8 – 3,2m; phòng nên nhỏ hơn những vùng có khí hậu nóng. Vật liệu xây tường nên là vật liệu cố định và không hở chân. Các lỗ thông gió thiết kế thuận tiện cho việc bịt lại vào mùa lạnh. Tùy theo diện tích nhà mà bố trí ngăn phòng cho phù hợp.

Câu hỏi 189: Cửa miệng hang lệch bên phải thì lô thông tầng cũng nằm lệch bên phải có đúng không?

Trả lời: Lỗ thông tầng không nhất thiết lệch bên trái hay phải hang, tuy nhiên phải đảm bảo thiết kế đường bay thuận lợi nhất. Khi lắp theo cửa miệng hạng vì lỗ thông tầng thông thường lớn hơn cửa miệng loa dẫn phải định vị được hướng loa thẳng một đường từ cửa miệng hang xuống lỗ thông tầng.

Câu hỏi 190: Đóng gỗ hẹp 360mm x 1.200mm từ đầu có ảnh hưởng tới sự thành công của nhà yến hay không?

Trả lời: Gỗ đóng hẹp dưới 500 mm thời gian đầu khi quân đàn chim còn đang ít, chim non vào tham quan nhà nuôi yên sẽ khó tiếp cận được thanh giá tổ khiến nhà chim chậm phát triển đàn. Đối vi chim mới trưởng thành, với quy cách đóng gỗ này cũng sẽ bị ảnh hưởng, chúng đánh nhau hay tranh giành “bạn tình” sẽ dễ va vào thanh giá tổ. Vì vậy ban đầu nên đóng thanh giá tổ thưa hơn, sau khi quần đàn phát triển th chèn thêm thanh giá tổ.

Câu hỏi 191: Thiết kế như thế nào để nhà nuôi chim yến mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông?

Trả lời: Xây tường 20cm với xốp cách âm cách nhiệt tốt, thiết kế thông hơi hợp lí và chủ động giảm bớt khi đông về, hè nóng bức thì chủ động mở ra. Nhà nên xây hướng tránh tiếp xúc ánh nắng nhiều nhất trong ngày.

Câu hỏi 192: Những khu vực có nhiệt độ như thế nào thì nhà yến cần thiết kế hệ thống sưởi ấm và tạo côn trùng?

Trả lời: Những khu vực có nhiệt độ dưới 20°C như từ đèo Hải Vân trở ra các tỉnh phía Bắc có mùa đông lạnh thì nhà yến cần được trang bị hệ thống sưởi ấm và tạo côn trùng.

Câu hỏi 193: Thiết kế nhà nuôi chim yến và tạo côn trùng tại những vùng có mùa lạnh như thế nào là hợp lý?

Trả lời: Đây là vấn đề nan giải cho các tỉnh có mùa lạ .Chúng tôi khuyến cáo không nên nuôi yến khu vực này, vì rất nhiều rủi ro và chưa chủ động được khi lạnh sâu kéo dài, chim yến sẽ chết hàng loạt hoặc chết sạch. Tuy nhiên để tạo côn trùng thì có thể tham khảo cách: dành 1 phòng trung gian riêng biệt kể bên phòng lượn, nhiệt độ phòng này phải duy trì liên tục trên 25°C, dùng bóng đèn sợi đốt thắp sáng để tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng sinh sôi.

Câu hỏi 194: Thông thường 1m tường 1 lỗ thông hơi, đối với nhà có diện tích sàn lớn và nhà có diện tích sàn hẹp thì khoảng cách Lỗ và số lượng lỗ tăng giảm như thế nào cho phù hợp?

Trả lời: Vẫn bố trí cử cách 1 mét 1 lỗ thông hơi nhưng phải có nắp đậy để chủ động điều tiết thông hơi và điều tiết cách âm cũng như giỗ lũa tùy vào thời tiết, tùy vào giai đoạn phát triển của nhà yến. Ngoài ra, nên thiết kế thêm “tháp giếng trời” đối với nhà có diện tích sàn lớn.

Câu hỏi 195: Làm sao để tính toán số lượng lỗ thông gió phù hợp với diện tích sàn và bố trí ngăn phòng?

Trả lời: Lỗ thông gió phù hợp nên cách 1 mét 1 lỗ với 2 hàng lỗ ngăn phòng thì tùy theo diện tích mặt sàn mà có nhiều cách bố trí khác trên 4 vách tường và lỗ thông gió nên lắp lưới Inox 3-4mm. Còn về bổ tr nhau như bố trí phòng dịch đẫn đối với nhà nuôi có chiêu tăng âm, dân phòng kết hợp lối hành lang 2m đối với nhà nuôi có chiều rộng 6m, diện tích phòng phải từ 16m2 trở lên.

Câu hỏi 196: Khi thiết kế có nên thiết kế là thông gió nhiều, sau đó bịt dần để hiệu chỉnh hay không?

Trả lời: Nên thiết kế tối đa 1 mét 1 lô thông to và thời gian đầu mở máy nên bịt lỗ thông gió còn lại chỉ 10-20%, đc giai đoạn về s lượng chim tăng dần thì mở lỗ thông hơi tăng theo để tao đôi không khi cho môi trường thông thoáng.

Câu hỏi 197: Hướng tưởng Đông Bắc thường gió lạnh lùa vào mùa Đông, vậy cách nào để nhà yến không bị ảnh hưởng?

Trả lời: Mùa Đông nên chủ động bịt bớt lỗ thông gió tránh hà gió lạnh xâm nhập làm ảnh hưởng tới nhà yến. Bịt lỗ thông gió bằng biể nilon trắng trong nhằm mục đích giảm sự ảnh hưởng của gió với nhà yêu nhưng vẫn đảm bảo đủ ánh sáng trong nhà.

Câu hỏi 198: Nắp lưới inox đậy ống thông gió nên lắp mặt ngoài hay lắp mặt trong?

Trả lời: Nên lắp nắp lưới Inox thông gió mặt ngoài để chim la không trú ngụ và không tha rác làm tổ bit lỗ thông gió, nhất là chim se sẽ.

Câu hỏi 199: Khi nắp lưới đậy ống thông gió bị mục, bị rỉ sét hư hỏng, có phương án thay thế nào nhanh và thuận lợi nhất và bằng chất liệu như thế nào sẽ lâu hư hỏng hơn?

Trả lời: Trước đây dùng lưới nhựa, lưới sắt bị hư hỏng thì dễ dùng thay bằng cách tháo co và dùng nắp lưới trong đầy từ đầu ống bên trong ra gần mép đầu ống ngoài, sau đó gắn co giảm sáng lại vị trí ban đầu. Hiện nay thì nên dùng nắp lưới Inox 304 với mắt lưới 3-4mm sẽ rất bền.

Câu hỏi 200: Hiện nay, có những loại nắp lưới đậy ống thông gió nào?

Trả lời: Có rất nhiều nắp đậy ống thông gió: lưới Inox, lưới nhựa, lưới mắt tròn, lưới mắt dẹt, lưới mắt vuông...

Câu hỏi 201: Có nên sử dụng các loại nắp đậy ống thông gió bằng nhựa?

Trả lời: Không nên dùng nắp đậy thông gió bằng nhựa vì tuổi thọ kém, thông gió yếu, một số loại gián, thằn lằn vẫn vào được.

Câu hỏi 202: Nắp lưới inox đậy ông thông gió cần kích cỡ mắt lưới bao nhiêu là phù hợp?

Trả lời: Kích cỡ mắt lưới vuông 3-4mm là phù hợp.

Câu hỏi 203: Co ống chắn sáng lỗ thông gió dài 60 hay không?

Trả lời: Tốt nhất 30-40cm là hiệu quả. Vì giảm sáng ở mức vừa phải, không tối quá cũng không sáng quá. Đối với ống ¢ 90 hay 114 đều như vậy.

Câu hỏi 204: Co chắn sáng lỗ thông gió trong phòng nuôi và lối hành lang có độ dài khác nhau hay không?

Trả lời: Tùy vào chủ ý thiết kế mà bố trí độ dài ống chắn sáng cho phù hợp. Nên thiết kế độ dài như nhau để dễ chủ động cho việc hiệu chỉnh theo từng mùa. Những ống cuối lối hành lang và mỗi phòng nên có 1 ống ngắn để có ánh sáng mờ nhẹ.

Câu hỏi 205: Khoảng không giữa trần laphong và mái nhà có nên đặt lỗ thông hơi hay không?

Trả lời: Nên đặt thông gió giữa trần laphong và mái nhà để hơi nóng trong khoảng không này thoát ra và cũng lắp lưới ngăn thiên địch xâm nhập vào từ lỗ thông gió này.

Câu hỏi 206: Nắp lưới inox đậy ống thông gió có ưu điểm, nhược điểm gì so với các loại vật liệu khác?

Trả lời: Nắp lưới Inox 304 với mắt lưới vuông 3-4mm có ưu điểm vượt trội thông gió tốt, độ bền cao. Nhược điểm cần có khuôn định hình chuẩn, dễ biến dạng và khi lắp cần chú ý không để khe hở

Câu hỏi 207: Vùng gần biển nên bố trí lỗ thông gió như thế nào?

Trả lời: Tường hướng Đông Bắc nên giảm lỗ thông gió so với bình thường khoảng 20%, 2 dãy trên dưới. Chủ động tùy vào mùa giông bão, mùa gió mùa Đông Bắc bịt thông gió lại để không bị mưa tạt, gió lùa vào.

Câu hỏi 208: Khu vực thành thị bố trí lỗ thông gió như thế nào là phù hợp?

Trả lời: Khu vực thành thị nhà liền kề hầu như 2 bên vách không thể bố trí thông gió được thì nên tăng cường hai đầu nhà nhiều hơn. Làm thêm giếng trời khoảng 1m ở cuối nhà và kết hợp mỗi nhịp cột một lỗ thông sản đi thẳng lên sân thượng, lắp quả cầu Inox hoạt động 24/24.

Câu hỏi 209: Để quạt máy trong nhà yến để tăng đối lưu không khí trong nhà được không?

Trả lời: Được nhưng lưu ý trong môi trường nhà yến ẩm ướt dễ gây chập điện, cháy, hư hỏng.

Câu hỏi 210: Có nên làm cửa miệng hang rộng sau đó làm hẹp lại hay không?

Trả lời: Hiện nay và về sau nhà yến nên làm lỗ miệng hang to từ 60-80cm trở lên để chim dễ dàng bay vào. Tùy diện tích nhà to hay nhỏ mà tăng diện tích cửa miệng hang cho phù hợp. Không nên làm cửa hẹp lại vì bầy đàn yến ngày càng tăng nếu thu hẹp cửa miệng hang khiến nhà yến khó phát triển bầy đàn. Lưu ý cửa miệng hang nên đặt bẫy chim săn mồi tại mép cửa dưới.

Câu hỏi 211: Ngăn phòng dạng dích dắc có được hay không?

Trả lời: Ngăn phòng dích dắc đương nhiên được nhưng khuyến cáo những nhà dài trên 20m không nên ngăn phòng dích dắc toàn bộ diện tích mà chỉ cần dích dắc 1-2 nhịp rồi thiết kế phòng 1 bên.

Câu hỏi 212: Dùng bạt nhựa làm vách ngăn phòng được hay không?

Trả lời: Nhà yến có rất nhiều vật liệu để ngăn phòng, như: Tấm cemboard, tấm alu, tôn, nhựa tấm, ván gỗ, ván nhựa, trong đó tấm bạt nhựa hiện được kỹ thuật nhà yến ưa dùng vì tiện lợi, giá thành rẻ, chủ động tháo lắp.

Câu hỏi 213: Vách ngăn cemboard bị ẩm mốc có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Vách ngăn cemboard bị ẩm mốc sẽ làm phát tán bào tử mốc trong nhà nuôi chim yến, lây lan sang thanh giá tổ, ảnh hưởng đến điều kiện sống của chim yến. Nên chọn tấm cemboard loại tốt chống được nước, hoặc xử lý bằng nước vôi.

Câu hỏi 214: Nhiệt độ trong nhà yến vào đêm khuya vẫn ở mức cao so với môi trường, nguyên nhân do đâu?

Trả lời: Do nhiều nguyên nhân như: đối lưu không khí không tốt, do khâu xây dựng không cách nhiệt tốt, do hệ thống làm mát không phù hợp, do thiết kế nhà yến chưa phù hợp,... Trong đó, nguyên nhân chính là do tường hấp thụ nhiệt và tỏa ra, có thể đến 3 giờ sáng vẫn tỏa nhiệt.

Câu hỏi 215: Sàn giả dùng lưới B40 có đảm bảo hay không?

Trả lời: Không khuyến khích làm sàn giả trong nhà nuôi chim yến. Khi dùng lưới B40 thay cho khung thép, giá thành không giảm so với sàn đúc thật bê tông cốt thép bao nhiêu mà tuổi thọ thì kém hơn nhiều.

Câu hỏi 216; Chuồng lượn có nhất thiết phải đổ bê tông hay không? Lợp tole cách nhiệt được không?

Trả lời: Chuồng lượn không nhất thiết phải đổ bê tông nhưng nên lợp tole cách nhiệt. Khi lợp tole cách âm cách nhiệt rồi vẫn nên đóng thêm laphong xốp 10cm để hạn chế tối đa về độ ồn.

Câu hỏi 217: Một số kỹ thuật Thái Lan bố trí 2 cửa miệng hang, hướng đối diện nhau, đều lệch phải, vậy ưu nhược điểm của cách bố trí này như thế nào?

Trả lời: Tôi chưa nghiên cứu về kỹ thuật này nên không thể đánh giá ưu nhược điểm của cách bố trí của dạng đối diện này. Tuy nhiên, theo tôi nên mở 2 cửa ở 2 cạnh góc vuông là phù hợp.

Câu hỏi 218: Có thông tin nhà yến được thiết kế nhiều thông tầng dễ làm chim hoảng loạn khi tìm đường ra và nhiều tầng thì nên tách ra nhiều hệ riêng biệt có đúng hay không?

Trả lời: Nhiều thông tầng với 3-4 tầng thì chấp nhận được và thông tầng phải rộng, thông thoáng, không vướng cầu thang hay phòng kỹ thuật. Nhiều tầng hơn thì nên tách ra riêng biệt kiểu nhà 2 trong 1, nhất là đối với nhà mở rộng hoặc xây tăng thêm diện tích thì nên mở lối đi mới riêng biệt.

Câu hỏi 219: Nhà nuôi chim yến thông tầng thẳng đứng chim khó xuống sâu các tầng dưới, cách khắc phục như thế nào?

Trả lời: Thông tầng thẳng đứng chim yến vẫn xuống được các tầng dưới nhưng lưu ý về cách bố trí loa thông tầng rút chim xuống, cách chỉnh âm dẫn để chim xuống sâu, diện tích thông tầng phải rộng và thông thoáng. Việc thông tầng thẳng giúp đảm bảo an toàn hơn cho việc chăm sóc, hái tổ, kiểm tra nhà yến,...

Câu hỏi 220: Thông tầng xéo khó điều chỉnh dòng khí luận chuyển trong nhà nuôi chim yến về tốc độ gió qua lỗ thông hơi và lượng khí đi ra phòng lượn hơn thông tầng thẳng đứng phải không?

Trả lời: Theo tôi là vậy, vì thông tầng lệch tạo nhiều góc nhà độc lập khó luân chuyển không khí. Thông tầng lệch ít tốn diện tích phòng lượn, tuy nhiên không an toàn khi hái tổ, kiểm tra loa hay chăm sóc nhà yến,...

Câu hỏi 221: Có ý kiến rằng thông tầng lệch lấy sáng khó, đi loa dẫn khó, giữ chim non khó hơn thông tầng thẳng. Vậy ý kiến chuyên gia như thế nào?

Trả lời: Theo tôi vấn đề là ở cách thiết kế. Thiết kế đúng theo từng nhà thì lấy sáng hay đi loa dẫn sẽ không phải là vấn đề khó. Còn nhà yến thông tầng lệch hay thẳng giữ chim non lại khó hơn là điều chưa ai có thể chứng minh.

Câu hỏi 222: Nhà yến không làm chuồng cu và làm chuồng cu có ưu điểm và nhược điểm so với nhau như thế nào?

Trả lời: Nhà yến không làm chuồng cu thì chỉ có 2 hướng để từ những nhà ở cải chim lượn và tiếp cận lỗ miệng hang, đây thường tạo lại hoặc trong vùng bị hạn chế chiều cao. Còn nhà có chuồng cu thì chim yến có khoảng không bay dạo xung quanh chuồng cu sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Vì thế nên xây nhà yến có chuồng cụ để thỏa mãn tập tính của chim yến.

Câu hỏi 223: Ngoài thông tầng thẳng đứng và thông tầng xéo, còn có những cách bố trí thông tầng nào khác như thế nào ?

Trả lời: Có trường hợp thông tầng cuối nhà. Đây là kiểu nhà không thiết kế phòng và lỗ thông tầng từ chuồng lượn sát vách tường rất nhỏ khoảng 1m, còn thông tầng cuối nhà rộng cả nhà và dài khoảng 1,5m.

Câu hỏi 224: Muốn đầu tư nhà nuôi chim yến 240m2 sàn, vậy nên làm 2 tầng hay 3 tầng?

Trả lời: Nếu đất rộng và không vướng cây cao thì chỉ cần làm 2 sàn, tức là 6x20x2. Còn đất hẹp và vướng cây cao thì nên làm 3 sàn 5x16x3.

Câu hỏi 225: Nhà nuôi chim yến chiều cao tối thiểu 1 tầng là bao nhiêu và nếu chiều cao thấp thì chiều dài của phòng có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Chiều cao tối thiểu từ 2,8m trở lên. Nếu chiều cao quá thấp từ 1,5m thì chiều dài của phòng cũng nên dài ra từ 5m thi lên để chim dễ bay trong không gian thấp. Khuyến cao không nên làm nhà với chiều cao dưới 2,8m.

Câu hỏi 226: Mặt tường bên trong nhà nuôi chim yến có nên tô không?

Trả lời: Có thể không tô để giảm chi phí nhưng cần xây kỹ để không có kẽ hở tạo môi trường cho gián, kiến, rắn, thằn lằn,...trú ngụ. Tốt nhất nên tô để tường chắc chắn hơn, ổn định về nhiệt độ, độ ẩm hơn.

Câu hỏi 227: Giải pháp nào chống nóng cho nhà yến cấp 4 có tường dày 10cm?

Trả lời: Nhà cấp 4 có tường dày 10cm thì nên xây cao khoảng 6-7m; chống nóng mái nhà tuyệt đối bằng tole PU cách âm cách nhiệt; đóng laphong và xốp cách nhiệt 5cm cách mái tối thiểu 1m; khoảng trần và mái này cần đặt lỗ thông gió có nắp lưới chống thiên địch. Xung quanh có thể trồng cây bụi thấp vừa tạo côn trùng vừa tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào các vách tường, hoặc có thể dùng màn sáo che không cho ánh nắng trực tiếp vào vách tường.

Câu hỏi 228: Dùng quả cầu Inox để thông hơi và chống nóng nhà nuôi chim yến có được không?

Trả lời: Có thể dùng quả cầu Inox để thông hơi và chống nóng. Cần sơn đen quả cầu Inox để không bị chói nắng mặt trời.

Câu hỏi 229: Xây nhà nuôi chim yến phỏng mô hình núi hang yến đảo được không?

Trả lời: hình hang yến đảo là mộ phỏng nhìn từ bên ngoài như là núi nhưng vẫn dụ chim yến nhà là chủ yếu và hệ thống ván tổ hay các hệ thống bên trong cũng lắp theo mô hình nhà yến. Mô hình núi hang yến đào này tốn kém và cần thêm đơn vị chuyên đắp mô hình núi bên ngoài và phun vữa xi măng bên trong. Những Công ty kỹ thuật yến lâu năm tại Việt Nam sẽ làm được. Ở Bình Dương có núi nhân tạo khu du lịch Đại Nam nhưng vô tình phù hợp chim yến vào làm tổ và họ tiến hành lắp thêm thanh tổ, loa gọi cho có nhiều chỗ bám và phát triển bầy đàn rất tốt.

Câu hỏi 230: Khi thông tầng xuống để mở rộng không gian nuôi cho nhà yến, quá trình cắt đục bê tông có ảnh hưởng đến đàn chim hiện có hay không?

Trả lời: Sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến đàn chim hiện có. Nên cần lưu ý chọn thời gian và thời điểm thực hiện, tránh thời điểm lượng chim non nằm tổ nhiều, thời gian thực hiện cần đảm bảo tránh ảnh hưởng đến thời điểm chim về tổ nghỉ ngơi, có thể thực hiện từ 8h - 11h30 và 13h - 15h hoặc kết thúc sớm hơn.

Câu hỏi 231: Khi nhà nuôi hiện có đã đầy chim, việc mở rộng thêm diện tích bằng cách xây thêm 1 căn cặp bên nhưng sử dụng chung chuồng lượn, không gian như vậy có đủ để chim nhà mới phát triển hay không?

Trả lời: Trước khi thực hiện cần phải tính toán được lượng chim và chu vi phòng lượn cho phù hợp. Đường bay từ lỗ chim cũ với lỗ thông qua nhà mới phải phù hợp. Ánh sáng từ lỗ chim cần đảm bảo đủ độ sáng lọt vào nhà nuôi mới để đảm bảo chim nhận ra trời sáng và đến giờ đi kiếm ăn, đảm bảo chim tìm được lối ra. Nên mở phòng lượn mới cho nhà yến mới thành 1 căn độc lập.

Câu hỏi 232: Cùng một diện tích nuôi nhưng chia mỗi tầng thành như một nhà riêng biệt, thì có mang lại hiệu quả gấp đôi hay không?

Trả lời: Cùng một diện tích nuôi nhưng chia mỗi tầng thành như một nhà riêng biệt, thì không thể mang lại hiệu quả gấp đôi nhưng vẫn có thể tăng hiệu quả hơn khi đảm bảo được diện tích tối thiểu 150m2 cho một hệ thức và đảm bảo được việc ngăn sáng.

 

PHẦN III

HỆ THỐNG THIẾT BỊ & KỸ THUẬT LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH

NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Chương 5

KHẢO SÁT VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CHIM YẾN

Câu hỏi 233: Muốn làm nhà yến thì bắt đầu như thế nào và cần những gì?

Trả lời: Đầu tiên là xác định mức đầu tư để tính quy mô đầu tư cho phù hợp. Xác định vị trí xây dựng có phải là vùng có chim yến sinh sống không. Tìm đơn vị tư vấn uy tín chuyển giao kỹ thuật nuôi chim yến có cam kết rõ ràng về số chim và mốc thời gian.

Câu hỏi 234: Xây nhà yến trên đất nông nghiệp được không?

Trả lời: Được nhưng phải lập hồ sơ xin phép quy mô trang trại ở phòng nông nghiệp cấp huyện, tại đây họ sẽ hướng dẫn thủ tục. Phải có đánh giá tác động môi trường, phương án vệ sinh an toàn áp dụng cho nhà yến, thiết kế xin phép xây dựng hạ tầng,...

Câu hỏi 235: Vùng Madagui – Lâm Đồng có nuôi được chim yến không? Mùa lạnh ở đây có phù hợp với chim yến không?

Trả lời: Madagui nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, khí hậu ở đây rất khác so với Đà Lạt, Bảo Lộc, nhưng gần với khí hậu của các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mùa lạnh ở đây không lạnh sâu, nên ở Madagui phù hợp với chim yến.

Câu hỏi 236: Muốn xây dựng một nhà yến mới, mà xung quanh nhà trong vòng bán kính 3km đã có 4 nhà yến mới xây và 1 nhà yến đã xây thành công 5 năm. Xin hỏi nếu xây ở khu vược này thì sự phát triển nhà chim và rủi ro như thế nào?

Trả lời: Xây dựng được nhà nuôi chim yến ở đây. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công cần phải chọn đơn vị tư vấn thiết kế lắp đặt am hiểu về vùng chim này, để hiệu quả cần phải làm mọi thứ tốt và chuẩn hơn các nhà yến xung quanh để tăng hiệu quả dẫn dụ.

Câu hỏi 237: Ở độ cao bao nhiêu so với mực nước biển không nên xây dựng nhà yến?

Trả lời: Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu điều học khuyên không nên nuôi yến ở những vùng cao hơn mặt nước biển từ 500m, tuy nhiên thời gian qua các tỉnh Tây Nguyên có độ cao từ 600-700m so với mặt nước biển vẫn có thể phát triển nghề nuôi yến. Theo tôi, nhà nuôi yển không nên xây ở độ cao 800m so với mặt nước biển. Độ cao trên 800m chim yến vẫn có thể sinh sống và làm tổ nhưng rủi ro sẽ rất cao.

Câu hỏi 238: Yếu tố nhiệt độ sẽ quyết định mặt rộng của thanh giá tổ như thế nào?

Trả lời: Vùng có nhiệt độ nóng thì mặt rộng của thanh giá tổ nên dùng là 14 - 15cm. Và quy cách đóng thanh giá tổ vùng nóng nên khoảng 0,6 x 1,2 m.

Câu hỏi 239: Có nên xây dựng nhà yến ở khu vực có nhiều nhà xưởng, khu công nghiệp hay không?

Trả lời: Không nên xây dựng nhà nuôi chim yến ở khu vực có nhiều nhà xưởng, khu công nghiệp vì những khu vực này không khí ô nhiễm, lượng côn trùng làm thức ăn cho chim yến cũng không đủ.

Câu hỏi 240: Tại sao không nên xây dựng nhà yến trong khu dân cư?

Trả lời: Xây nhà yến trong khu dân cư nhất là những nơi gần trường học, bệnh viện, v.v... có thể chịu rủi ro phải buộc di dời theo Luật chăn nuôi có hiệu lực ngày 01/01/2020. Ngoài ra, con gây phiền hà về tiếng ồn, vệ sinh cho người dân xung quanh, gây mất mỹ quan,...

Câu hỏi 241: Tôi dự định xây nhà yến, trong khu vực đã có 2-3 nhà yến thành công, vậy trước khi xây có cần khảo sát nữa hay không?

Trả lời: Không cần khảo sát chim yến khu vực này nữa vì đã có nhà yến thành công. Chỉ cần khảo sát hướng và điều kiện để xây dựng nhà yên xem có phù hợp quy hoạch hay không, có năm trong khu vực không cho xây nhà yến không.

Câu hỏi 242: Thời gian phát máy thử chim yến tốt nhất khi nào?

Trả lời: Sáng từ 6h - 10h, chiều 16h - 18h. Tuy nhiên, vẫn thử yến những giờ còn lại để có nhận định đánh giá vùng yến tốt thực sự không.

Câu hỏi 243: Khi phát tiếng thử chim, khoảng bao nhiêu chim về lượn thì có thể xây dựng nhà nuôi chim yến?

Trả lời: Thông thường từ 10 con trở lên là có thể xây nhà nuôi chim yến.

Câu hỏi 244: Khu vực quanh nhà thường có 2-3 chim yến hay bay về, nhưng trong bán kính 2km không có nhà chim nào, không có ruộng lúa hay ao hồ thì có nên làm nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Quan sát mắt thường thấy 2-3 con thì khó xác định, nên dùng máy thử gọi xem lượng chim như thế nào và xem những ao hồ hay đồng ruộng gần nhất cách nhà mình bao nhiêu km. Nếu dùng máy thử gọi về trên 10 con và vùng thức ăn cách 5 - 10km thì vẫn xây nhà nuôi yến được.

Câu hỏi 245: Ở miền Nam, hiện nay xây nhà nuôi yến trong khu dân cư được không? Có một số tỉnh đã quy hoạch và đa phần chưa quy hoạch vậy trong thời gian sắp tới có quy hoạch hay không?

Trả lời: Việc xây dựng nhà yến trong khu dân cư là không khuyến khích, và đã có một số tỉnh quy định vùng cấm nuôi chim yến. Vấn đề quy hoạch là chuyện sớm muộn, tùy theo chủ trương và kế hoạch của mỗi tỉnh xây dựng. Hiện tại chưa có phân quyền quản lý cụ thể cho đơn vị nào chuyên trách quản lý, nên việc cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến là sự uyển chuyển của một số tỉnh thành.

Câu hỏi 246: Nếu xây dựng nhà nuôi chim yến giữa rừng cao su thì vị trí từ chân tường đến hàng cao su giáp nhà nuôi yến cần khoảng cách bao nhiêu là phù hợp?

Trả lời: Việc xây dựng nhà nuôi chim yến trong rừng trồng cây lâm nghiệp, công nghiệp là khả thi. Khoảng cách từ nhà nuôi chim yến đến hàng cao su giáp nhà yến cần đảm bảo không cho các loại thiên địch dễ tiếp cận được nhà yến, khoảng cách cụ thể tùy thuộc vào độ cao của nhà yến, cửa miệng hang không bị che khuất so với ngọn cây trong vòng bán kính tối thiểu 10m.

Câu hỏi 247: Đất nông nghiệp có xây dựng nhà nuôi chim yến được không?

Trả lời: Hiện nay chưa có văn bản hướng dân cụ thể nào cho cần chuyển đổi sang đất thổ cư và xin giấy phép xây dựng nếu có ( phép xây dựng nhà kiên cố trên đất nông nghiệp. Vì thế đất nông nghiệp hay làng yến để được cấp phép xây nhiều căn nhà yên trong một dự án định, để tránh rắc rối sau này. Tuy nhiên nếu lập dự án trang trại nuôi yến thì không cần chuyển đổi sang đất thổ cư.

Câu hỏi 248: Nhà yến xây dựng trên nên đất có diện tích 4x20m (nuôi yến 2 tầng trên, 2 tầng dưới ở) trong vùng có nhiều nhà yêu thành công có khả năng thành công hay không?

Trả lời: Xây dựng nhà nuôi chim yên trong khu vực đã có nhiều nhà yến thành công thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn, nhưng phải đúng quy định Nhà nước về nhà yến trong khu dân cư. Đối với chiều rộng 4m th cần bố trí ngăn phòng cho hợp lý. Những vùng quá nhiều nhà yến như Cần Giờ, Rạch Giá, Tam Quan Bắc, Gò Công,... thì không nên đầu tư nhà nuôi chim yến.

Câu hỏi 249: Tôi đang xây tòa nhà văn phòng 9 tầng. Định làm nhà nuôi chim yến tầng 9 có diện tích 300m’; cao 3,3m; có 7 cửa sổ 120x90cm và đã làm sẵn 2 lỗ miệng hang 65x65cm và 55x55cm cho yến vào. Vậy có nên xây bút 7 cửa sổ để nuôi yến không hay là lắp cửa sổ đóng chặt và che alu cho tối. Không xây dựng tường gạch mà làm vách bạt cao su được không? Tôi có nên đầu tư làm phòng yến ở tầng 9 này không (đây là khu dân cư)?

Trả lời: Vì đây là khu dân cư, không nên làm nhà yến vì tầng cao quá sẽ có gió mạnh, khi chim yến bay nhiều sẽ ảnh hưởng tiếng ồn các tầng dưới và khu dân cư.

Câu hỏi 250: Xây dựng nhà yến mới ở khu vực đã có nhiều nhà yến thì hiệu quả có cao không? Số lượng chim yến về có đông vực đã có nhiều nhà không?

Trả lời: Nếu khu đó nhiều nhà chim quá thì nên tìm địa điểm lân cận cách khu vực đó khoảng 20km trở lại. Việc lựa chọn vị trí xây dựng nhà yên cũng cần lưu ý đến yếu tố khoảng cách địa lý sao cho phù hợp cho việc đi lại chăm sóc, quản lý.

Câu hỏi 251: Những tài liệu trên mạng đều khuyên nên làm nhà nuôi chim yến gần những nhà yến thành công, trong vùng kiếm ăn, trên đường chim bay, vậy tại sao vẫn có nhiều nhà không thành công bên cạnh những nhà yến thành công?

Trả lời: Nói về nhà yến không thành công thì ở đâu cũng có, có hàng trăm lí do dẫn đến nhà yến thất bại. Thất bại phần lớn là do con người như: chủ nhà tự làm, chủ nhà chọn nhầm kỹ thuật lấy nghề yến là nghề tay trái, kể cả kỹ thuật lâu năm nhưng không lường hết điều kiện sinh cảnh, khí hậu cũng có thất bại,.. (Tham khảo sách “188 lý do dẫn đến nhà nuôi chim yến thất bại”).

Câu hỏi 252: Có nên làm nhà nuôi chim yến giữa khu vực có nhiều trụ thu phát sóng viễn thông xung quanh không?

Trả lời: Hiện tại chưa có nghiên cứu và công bố của các nhà khoa học về sóng viễn thông có ảnh hưởng đến chim yến. Tuy nhiên, về mặt công nghệ trong tương lai có thể sóng viễn thông sẽ ảnh hưởng đến con người và chim yến nhiều hơn, nên cân nhắc tìm hiểu kỹ trước kh làm nhà nuôi yến.

Hình 50:Nhà nuôi yến gần trạm thu phát sóng.

Câu hỏi 253: Cho em hỏi, em định xây nhà nuôi chim yên cạnh cây xăng dầu, không biết chim yến có kỵ mùi xăng hay không?

Trả lời: Nhà yến gần cây xăng dầu vẫn làm được. Trên thực tế các xe tải đậu ở các cây xăng dầu, chở hàng hóa có thu hút côn trùng tập trung, chim yến vẫn đảo lượn kiếm ăn cạnh các xe tải này.

Câu hỏi 254: Nhà nuôi chim yến gần sát đường ray xe lửa có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Thực tế vẫn có nhà yến liền kề đường ray xe lửa vẫn thành công. Tuy nhiên, với điều kiện dẫn dụ cạnh tranh như hiện nay không nên làm nhà yến gần đường ray xe lửa vì xe lửa chạy qua gây chấn động nhà yến, nhất là về ban đêm.

Chương 6

HỆ THỐNG THANH TỔ NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Câu hỏi 255: Thanh đá có phù hợp làm thanh giá tổ trong nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Trong tự nhiên, chim yến thường làm tổ trên các vách núi đá. Do đã được hình thành từ các lớp địa chất tạo lớp theo chiều ngang, bề mặt sần sùi nên chim dễ đu bám và làm tổ. Việc dùng thanh đá lãm thanh giá tổ hoàn toàn theo quy luật tự nhiên, nhưng cần chú ý đến bề mặt đá, chất liệu đá cần đảm bảo chim dễ đu bám và không trơn nhẵn khiển tổ dễ bị rớt. Khuyến khích thanh làm tổ cho chim yến là thanh gỗ Bạch Tùng hoặc Meranti đã qua sấy, bào láng và tạo rãnh hai mặt.

Câu hỏi 256: Nên chọn loại đá nào để làm thanh giá tổ?

Trả lời: Có thể dùng đá vôi, đá xanh tiêu sáng phỏng theo đá hang yến Cù Lao Chàm và các đá mô phỏng theo các đảo yến. Không nên dùng đá tổ ong dễ nhiễm kim loại nặng, đá granit thì mặt đá trơn bóng. Khi sử dụng thanh đá cần tính đến các yếu tố kết cấu, thanh đá nặng hơn các vật liệu khác, khó đi dây, loa, và vấn đề an toàn khi đi trong trong nhà nuôi yến.

Câu hỏi 257: Có mấy loại thay thanh làm tổ?

Trả lời: Có rất nhiều loại. Thanh là do là vật liện quan trọng quyết định sự thành bại của một nhà yến, vì thế lựa chưa thanh làm tổ nào phù hợp là vấn đề làm cho chủ nhà yến rất đau đầu khi ngoài thì gỗ dẻ, mít nài, bạch dương, bạch tùng, meranti, thanh nhựa giả gỗ, gỗ trường có rất nhiều loại thanh làm tổ như: lam đá, xi măng, gỗ xoan đào là Bạch Tùng và Meranti đã qua sấy phòng chống mối mọt, bào láng và dừa, gỗ tếch,... Khuyến khích dùng hai loại gỗ phổ biến và phù hợp nhất tạo rãnh.

Câu hỏi 258: Làm xi măng (bê tông) có dùng làm thanh tổ được không ?

Trả lời: Làm xi măng vẫn dùng làm thanh tổ cho nhà yến được nhưng tổ yến thu hoạch từ lam xi măng không được đánh giá cao vê chât lượng. Thị trường nước ngoài từ chối nhập khẩu.

Câu hỏi 259: Tại sao tổ yến từ làm xi măng có giá thấp hoặc không ai mua?

Trả lời: Vì tổ yến từ những nhà yến sử dụng lam xi măng thường bị dính nhiều cát, bụi, khó gia công. Ngoài ra, nhiều người nghĩ ngờ tổ yến từ lam xi măng bị nhiễm nhiều chất độc hại có trong xi măng ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Câu hỏi 260: Giữa gỗ, bê tông, đá, nhựa loại nào được nhiều kỹ thuật và chủ đầu tư chọn làm thanh giá tổ?

Trả lời: Mỗi loại thanh tổ có ưu và nhược điểm bê tông, đá, nhựa khó mốc trong môi trường ẩm cao gian nhưng tổ chim yến khó bám khó làm tổ, thanh bê tông thì tổ kém ác nhau, như chất lượng. Thanh gỗ dễ mốc nếu vận thành nhà yến không đúng và tuổi tiền theo thời thọ kém hơn ba loại trên nhưng lại có độ mềm phù hợp, mùi hương tự nhiên. Hiện, thanh gỗ Bạch Tùng hoặc Meranti vẫn được nhiều kỹ thuật và chủ đầu tư lựa chọn làm thanh giá tổ cho nhà yến của mình.

Câu hỏi 261: Gỗ bạch tùng và gỗ meranti, loại nào tốt hơn?

Trả lời: Thực tế cho thấy hai loại này đều có ưu nhược điểm riêng và khó để xác định loại nào tốt hơn. Việc đánh giá chất lượng thanh giá gỗ phụ thuộc vào nguồn gốc gỗ, phụ thuộc vào việc sản xuất có đúng quy chuẩn dùng trong nhà yến hay không. Gỗ bạch tùng nếu thân cây to đường kính từ 70cm trở lên được sấy chống mốc và bào láng tạo rãnh với quy cách đạt chuẩn thì cũng là một sự lựa chọn tốt cho nhà yến. Gỗ meranti hiện nay có hàng chục loại với hàng trăm nhà cung cấp chủ yếu nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia. Vì quá nhiều loại như Dark red meranti, Red meranti, Light red meranti, White meranti,... kể cả gỗ Việt Nam có màu sắc gần giống cũng mượn danh meranti với nhiều mức giá chênh lệch nên nhà đầu tư không gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Muốn chọn đúng gỗ thì nên tìm nhà tư vấn kỹ thuật uy tín có nhiều kinh nghiệm. Meranti đỏ chuẩn Malaysia là một lựa chọn tốt nhất.

Câu hỏi 262: Ngoài gỗ Bạch Tùng và Meranti còn có thể dùng gỗ gì để làm nhà yến?

Trả lời: Ngoài Bạch Tùng và Meranti có thể dùng gỗ trong nước như dẻ hoặc mít nài, cũng có người dùng Thao Lao...

Câu hỏi 263: Nhà yến có cần phải ốp góc giá tổ hay không?Vì sao?

Trả lời: Nhà yến ốp góc giá tổ là để tạo tổ góc 135 độ, có giá trị kinh tế hơn. Nếu không ốp thì các góc nhà sẽ tạo tổ 90 độ, tổ này giá trị kinh tế thấp hơn. Ốp góc hay không tùy thuộc vào kỹ thuật và tùy vào chủ đầu tư. Những vị trí không ốp góc giá tổ, chim yến dễ làm tổ hơn.

Câu hỏi 264: Làm cách nào để xử lý tốt chất khi bị mốc gỗ không ảnh hưởng đến chim yến?

Trả lời: Tắt hết hệ thống tạo ẩm, sạch phân sau đó dùng giấm gỗ Yến Sào Phương Toàn pha loãng phun xịt tường,môi trường và sàn nhà.

Câu hỏi 265: Có nên lắp máy điều hòa để xử lý độ ẩm khi bị mốc gỗ hay không?

Trả lời: Không nên lắp điều hòa mà phải tìm nguyên nhân sinh ra mốc từ đâu, nếu mốc từ vận hành nhà yến sai thì điều chỉnh lại cho hợp lí, mốc do gỗ chưa sấy thì nên thay thanh gỗ.

Câu hỏi 266: Có cách nào để phân biệt gỗ đã qua hấp sấy xử lý hay chưa qua hấp sấy xử lý?

Trả lời: Để phân biệt gỗ chưa qua sấy hay đã sấy thì cần những người có nhiều năm kinh nghiệm. Hoặc dùng máy chuyên dụng để đo độ ẩm, nên để gỗ vài ngày ở môi trường nhiệt độ phòng sau đó đo ẩm mới chính xác.

Câu hỏi 267: Theo được biết, một số công ty lớn về thi công lắp đặt nhà nuôi chim yến thường xuyên thiếu gỗ, vậy có nên tin tưởng hoàn toàn kỹ thuật của các công ty này, chấp nhận gỗ xấu có dấu hiệu bị mốc hay không?

Trả lời: Dù công ty lớn hay công ty nhỏ, trườn đều có thể xảy ra. Những công ty hoạt động có hệ thống tư thiết bị đến công trình, cần có sự kiểm tra và xác nhận trước khi tiến hành lắp đặt. Vì thế khi phát hiện gỗ xấu mốc, cần kiên quyết không chấp nhận lắp đặt.

Câu hỏi 268: Tại sao nói thanh giá tổ là chìa khóa của thành công và quyết định đến hiệu quả đầu tư?

Trả lời: Thanh giá tổ giống như “mảnh đất” để chim yến xây tổ ẩm, thanh giá tổ có tốt thì chim yến mới tin tưởng sinh sống đời đời qua các thế hệ, bẫy đàn ngày càng phát triển.

Câu hỏi 269: Gỗ bạch đàn đỏ có thể làm thanh giá tổ được hay không? Xử lý như thế nào?

Trả lời: Không nên dùng bạch đàn đỏ làm thanh giá tổ vì bạch đàn đỏ có mùi tinh dầu rất nặng, sở gỗ cứng.

Câu hỏi 270: Gỗ có thể sử dụng làm thanh giá tổ có những đặc điểm như thế nào?

Trả lời: Không quá cứng không quá mềm, mùi đặc trưng thơm nhẹ, không mùi tinh dầu, có sớ dễ bám, phải qua xử lý sấy, bào và xẻ rãnh.

Câu hỏi 271: Gỗ SWO-2 là loại gỗ gì? Có đặc tính như thế nào?

Trả lời: Nói đến gỗ SWO-2 là gỗ Red meranti – Sến đỏ đã được xử lý theo tiêu chuẩn nhà nuôi chim yến, và được cắt theo quy cách để thuận lợi cho việc lắp ghép. Đặc tính của gỗ SWO-2 là gỗ không mùi hoặc mùi đặc trưng nhẹ, gỗ mềm, nhẹ.

Câu hỏi 272: Có nên dùng các chất tẩm sấy gỗ để chống mốc cho thanh giá tổ gỗ không?

Trả lời: Chỉ cần hấp sấy bằng công nghệ hơi nước đến khi gỗ đạt dưới 12% độ ẩm là được. Hoặc có thể dùng chất có nguồn gốc tự nhiên không mùi để thay đổi pH bề gỗ, ức chế sự phát triển của mốc trên bề mặt gỗ.

Câu hỏi 273: Có hiện tượng gỗ Meranti nhập về sau một thời gian chuyển màu. Vậy chất lượng gỗ như thế nào?

Trả lời: Gỗ meranti đổi màu do các hợp chất phân tử có trong gỗ như xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lic in (15-30%) và một số chất khác phản ứng oxy hóa trong điều kiện có hiện và ánh sáng làm sẫm màu gỗ, trong điều kiện nhà nuôi chim yến nhà noni và hơi ẩm cũng làm sậm màu gỗ. Việc đánh giá chất lượng không đạt dẫn đến hiện tượng biến màu cần xem xét yếu tố bảo quản.

Câu hỏi 274: Có thông tin gỗ Meranti thật ra là loại gỗ tạp, kém chất lượng của các nước bạn được nhập khẩu sang Việt Nam thông tin này có đúng hay không?

Trả lời: Chất lượng gỗ thì tùy nguồn gốc gỗ và tùy vào năng lực nhà sản xuất có sản xuất đúng quy chuẩn dùng làm thanh tổ cho chim yến hay không. Gỗ meranti ở Malaysia sử dụng là gỗ meranti đỏ, ở Việt Nam có tên là sến đỏ có tên khoa học là Shorea roxburghii C. Don.

Câu hỏi 275: Thanh ván tổ được xẻ rãnh như thế nào là phù hợp?

Trả lời: Xẻ rãnh gỗ không quá dày, không quá thưa, không quá sâu. Thanh gỗ bảng 15cm nên tạo từ 8-10 rãnh, rãnh sâu 1-2mm cho mỗi rãnh.

Câu hỏi 276: Ván dừa lâu năm có sử dụng làm thanh giá tổ được hay không?

Trả lời: Ván dừa lâu năm (trên 40 năm) có thể dùng phần gốc làm thanh giá tổ được.

Câu hỏi 277: Gỗ Meranti được xử lý như thế nào?

Trả lời: Như các gỗ nhà yến khác, gỗ Meranti vẫn phải hấp sấy hơi nước và bào láng, tạo rãnh 2 mặt, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa vào lắp đặt trong nhà yên.

Câu hỏi 278: Độ ẩm thanh giá tổ gỗ bao nhiêu thì đảm bảo tiêu chuẩn thi công nhà nuôi chim yến?

Trả lời: Độ ẩm thanh giá tổ phải đảm bảo từ 8- 12% là phù hợp. Không nên khô quá, vì gỗ quá khô khi tiếp xúc độ ẩm cao trong nhà yến dễ xảy ra hiện tượng cong vênh, ảnh hưởng đến chất lượng thi công, không đảm bảo an toàn khi treo gỗ lên trần.

Câu hỏi 279: Xử lý thanh giá tổ gỗ bị mốc bằng giấm gỗ như thế nào?

Trả lời: Chuẩn bị: Một xô nước sạch, một xô dung dịch giấm gỗ, khăn lông sạch.

Thực hiện: Khăn nhúng vào dung dịch giấm gỗ, vắt cho ráo nước rồi lau trực tiếp vào thanh giá gỗ bị mốc. Sau đó giặt khăn trong xô nước sạch, vắt ráo nước. Cứ như thế lặp lại lau hết những chỗ bị mốc....

Kết thúc: Dùng bình xịt pha dung dịch giấm gỗ Tacali Plus với nước phun khắp môi trường trong nhà yến. Ngưng hẳn hệ thống tạo ẩm trong vòng 1-2 tháng.

Câu hỏi 280: Gỗ độ ẩm 15% trở lên có nên lắp đặt thanh giá tổ hay không? Có cần phải xử lý lại hay không?

Trả lời: Không nên lắp. Cần xử lý lại đạt dưới 120 mới lắp đặt thanh giá tổ.

Câu hỏi 281: Thường thấy một số kỹ thuật dùng thanh ván gỗ làm ván đứng thi công lắp đặt, sau đó lau lại, liệu có tác hại gì không? 

Trả lời: Không có tác hại gì lớn. Nếu dùng thanh giá tổ lót giáo thi công thì nên phủ lên bìa carton hoặc bạt cao su để giữ thanh tổ không bị bám bẩn. Nếu không lót thì cần lau kỹ ở giai đoạn vệ sinh lau dung dịch giảm gỗ.

Câu hỏi 282: Thanh giá tô không bào, không xẻ rãnh có ảnh hưởng gì đến tốc độ phát triển chim hay không?

Trả lời: Chim yến sẽ dễ bám, dễ làm tổ hơn khi thanh ván tổ được xẻ rãnh. Bề mặt gỗ cần bào láng và xẻ rãnh sẽ ít bám bụi bản, khó đọng hơi nước trên bề mặt gỗ, hạn chế được mốc phát triển. Với điều kiện cạnh tranh như hiện nay, cần bào và xẻ rãnh thanh gỗ giá tổ để phần tăng hiệu quả dẫn dụ.

Câu hỏi 283: Độ dày mỏng thanh giá tổ có ảnh hưởng tới nhà nuôi chim yến như thế nào?

Trả lời: Độ dày thanh giá tổ dưới 15 mm khi lắp sẽ không được chắc chắn, chim yến sẽ khó định vị bằng âm dội. Độ dày thanh giá tổ nên từ 20-25mm là tốt nhất.

Câu hỏi 284: Nên sử dụng thanh giá tổ bản rộng 150 mm hay bản rộng 200 mm? Ưu nhược điểm như thế nào?

Trả lời: Thanh giá tổ nên sử dụng loại có quy cách từ 140-200mm. Bề mặt thanh giá tổ phù hợp nhất là 140 - 150 mm, kích thước vừa phải. Hiện nay trên thị trường, khoảng 80% nhà yến sử dụng thanh giá tổ với bề rộng này. Đối với bề mặt thanh giá tổ từ 180 – 200 mm có thể làm chim yến cảm giác bị bí bách, tốn thêm chi phí nhưng hiệu quả không tương xứng với chi phí tăng thêm.

Lưu ý: Không nên đóng gỗ quá dày dù bản 150 mm hay 200 mm trong giai đoạn đầu dẫn dụ chim yến.

Câu hỏi 285: Dùng gỗ ghép công nghiệp làm thanh giá tổ được hay không? Tại sao?

Trả lời: Không nên dùng thanh giá tổ là gỗ ghép công nghiệp vì đa phần gỗ công nghiệp có mùi dầu, chất lượng gỗ không đồng nhất, có sử dụng keo để ghép. Rủi ro sẽ cao khi sử dụng vật liệu này làm thanh giá tổ.

Câu hỏi 286: Hiện nay, nguồn gỗ Bạch Tùng dần khan hiếm, có nên dùng gỗ Bạch Tùng ghép làm thanh giá tổ hay không? Chất liệu keo ghép có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Không nên dùng gỗ bạch tùng ghép vì hai hay nhiều miếng ghép lại không đồng chất sẽ dễ hư hỏng và keo ghép ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả dẫn dụ cũng như chất lượng tổ.

Câu hỏi 287: Xử lý gỗ bằng cách phơi nắng có được hay không?

Trả lời: Không nên dùng gỗ xử lý bằng cách phơi nắng. Vì tấm 5 tiếp xúc ánh nắng không đồng đều, phơi nắng chỉ khô bề ngoài và hồi ẩm gây mốc vì bên trong còn ẩm, chưa kể phơi nắng gỗ sẽ bị cong vênh.

Câu hỏi 288: Gỗ đã mốc có nên xử lý rồi tiếp tục dùng làm thanh giá tố hay không?

Trả lời: Tuyệt đối không nên lắp gỗ vào nhà nuôi chim yến khi gỗ đã bị mốc. Nếu đưa vào một thời gian hoạt động mới phát hiện mốc thì tùy vào việc gỗ bị mốc nặng hay nhẹ mà có thể xử lý. Trường hợp mốc nặng là khi mốc đã xâm nhập sâu vào trong thớ gỗ thì nên thay phần gỗ này. Trường hợp gỗ chỉ mốc nhẹ do môi trường bên ngoài tác động khiến thanh tổ bị mốc trắng thì có thể xử lý và sử dụng lại.

Câu hỏi 289: Gỗ bị mọt, có nên dùng làm thanh ván tổ hay không?

Trả lời: Gỗ bị mọt không nên dùng làm thanh ván tổ. Một sẽ ăn gỗ bị rỗng bên trong và sau một thời gian dễ bị mục thì chim yến không làm tổ được.

Câu hỏi 290: Làm sao để xác định nguồn gốc và chỉ khi mua?

Trả lời: Bằng kinh nghiệm, nếu không có kinh nghi chuyên gia kỹ thuật nghề yến tư vấn cách phân biệt. Nếu gỗ nhập hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ.

Câu hỏi 291: Có nên sử dụng gỗ tại địa phương để tiết kiệm chi phí hay không?

Trả lời: Nếu gỗ đạt tiêu chuẩn nhà yến thì tận dụng được nhưng l phải qua hấp sấy đúng quy trình. Gỗ phải đảm bảo không mùi, không dầu, không quá cứng, bào láng và xẻ rãnh.

Câu hỏi 292: Hiện tại đã có người dùng vải nhám chà gô áp vào làm xi măng, vậy chất liệu này có được đánh giá an toàn và nên sử dụng làm vật liệu thanh giá tổ hay không?

Trả lời: Trong vải nhám có sử dụng nhiều thành phân như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon carbide, Alumina-zirconia, Crom (III) oxit, Gốm nhôm oxit và chất kết dính. Về cơ bản những chất trên được kết dính rất tốt, khó bong tróc dính vào tổ yến, tuy nhiên về tính an toàn trong thực phẩm cần phải tìm hiểu thêm.

Câu hỏi 293: Dùng tấm cemboad làm thanh giá tổ được hay không?

Trả lời: Tấm Ceamboad hay Proximang cũng không nên dùng làm thanh giá tổ vì có nhiều chất độc hại trong những tấm này.

Câu hỏi 294: Độc tố của tấm cemboad dùng làm thanh giá tổ có khác gì so với thanh giá tổ bằng lam xi măng không ?

Trả lời: Trong tấm Cemboard có nhiều chất phụ gia, cát mịn, chất kết dính và sợi Cellulose, có thành phần chính vẫn là xi măng (>70%, Tấm Cemboard có chất Amiang tác nhân gây ra ung thư.

Các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng xi măng:

Nguyên liệu làm xi măng: Các nguyên liệu đầu vào để sản xuất xi mã là cá vôi giàu CaCO3, đất sét, quặng sắt (nếu cần), và thạch cao. CH, ảnh hưởng trực tiếp đến các công đoạn sản xuất của xi măng thế, qua thành phần hóa học của khoáng vật và công nghệ xử lý tạp chất, điều trộn nguyên liệu.

Chất lượng phụ gia: Sự khác nhau giữa các loại xi măng phụ thuộc lớn vào thành phân phụ gia, công thức điều trộn. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta cho các phụ gia khác nhau để tạo ra các loại xi măng.

Câu hỏi 295: Thanh gỗ chất lượng AA là như thế nào?

Trả lời: Thanh gỗ chất lượng AA là gỗ hoàn toàn là phần lõi (tâm gỗ) của cây gỗ, thanh gỗ này chất lượng cao, sẫm màu, gỗ nàythường giá rất cao.

Câu hỏi 296: Thanh gỗ chất lượng AB là như thế nào?

Trả lời: Thanh gỗ chất lượng AB là gỗ có một nửa là phần lõi (tâm gỗ) và một nửa là dác gỗ. Dác gỗ thường có màu nhạt hơn so với lõi gỗ có màu sẫm nên rất dễ phân biệt. Phần dác gỗ này lại chính là phần “thức ăn” hấp dẫn thu hút mối, mọt hơn phần lõi gỗ. Nên gỗ AB có giá thành rẻ hơn gỗ AA.

Chương 7

HỆ THỐNG ÂM THANH NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Câu hỏi 297: Có nên gắn loa lục giác trong phòng lượn không vì để phía ngoài nhà yến thường bị hàng xóm phản ánh gây phiền hà?

Trả lời: Đây là câu hỏi hay. Để cũng được nhưng âm lượng vừa phải và nhỏ hơn loa dẫn để rút chim vào sâu hơn. Cũng cần tìm hiểu thêm và ứng dụng loa phóng lắp trong phòng lượn...

Câu hỏi 298: Cho em hỏi lắp bao nhiêu loa trong diện tích 100m’sàn là tốt nhất cho việc đầu tư và dẫn dụ chim yến?

Trả lời: Việc bố trí loa tùy thuộc vào mỗi kỹ thuật và tùy theo dòng loa. Theo cách bố trí loa của phần lớn Kỹ thuật ở Việt Nam thì tôi đưa ra con số tương đối với 100m sàn như sau: 100 - 200 loa ru, 6 - 10 loa dẫn, 2 - 4 loa cửa, 1 loa lục giác, 3 loa phóng (có hoặc không tùy vùng, tùy kỹ thuật).

Câu hỏi 299: Có cần đi loa ru tiếng mẹ con và loa tiếng bầy đàn riêng không?

Trả lời: Theo phần lớn kỹ thuật đang áp dụng hiện nay, âm thanh trong nhà sẽ sử dụng 2 âm, âm mẹ con đối với loa 2D và âm bầy đàn sử dụng cho hệ thống loa chùm 4D. Tuy nhiên, tùy theo từng kỹ thuật, từng loại âm thanh mà bố trí loa cho phù hợp. Chung hay riêng đều được và thật luộc chính vào âm thanh và cách bố trí loa.

Câu hỏi 300: Trong khu dân cư, khi phát loa nhà nuôi chim yến cách sử dụng một số âm ly siêu thanh không,xin cho biết các thông số và cách sử dụng một số âm ly siêu thanh?

Trả lời: Hiện tại việc sử dụng âm ly đưa tần số âm lên cao ở mức siêu âm tai người không thể nghe thấy chưa thực sự mang lại hiệu, chưa có kiểm chứng cụ thể. Vì vậy, những nhà nuôi yên trong khu dân cư nên chọn những âm thanh nhẹ nhàng, mở với âm lượng vừa phải.

Câu hỏi 301: Cách đặt loa dẫn để đảm bảo thành công nhà yến.mới và giữ chim mới?

Trả lời: Việc lắp đặt vị trí loa dẫn cần phải thực hiện bởi những kỹ thuật có kinh nghiệm, hướng loa dẫn cần hướng về hướng đón chim khi vào nhà, không lặp hướng vào tường hay nhiều hướng khác nhau làm chim không tìm được lối vào các phòng nuôi. Việc giữ chim mới ở lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Loa dẫn lắp đúng kỹ thuật sẽ dẫn chim vào sâu và vào các phòng nuôi tốt hơn.

Câu hỏi 302: Một người hoàn toàn không biết gì về nhà yến, nhưng muốn tìm hiểu về thiết bị loa thì làm như thế nào?

Trả lời: Muốn tìm hiểu về thiết bị loa nhà nuôi chim yến, có thể đến các cửa hàng vật tư thiết bị nuôi chim yến gần nhất, hoặc tìm đến các đơn vị tư vấn kỹ thuật uy tín.

Câu hỏi 303: Cách lắp đặt hệ thống loa ru, loa dẫn như thế nào? Số lượng bao nhiêu là hợp lý?

Trả lời: Hiện nay, đa số các kỹ thuật lắp đặt hệ thống loa ru trải đều các vị trí trong phòng nuôi, đa số hướng ra cửa đón chim từ hướng chim vào. Số lượng loa ru dao động từ 100 – 250 cái, loa dẫn từ 10 – 15 cái tính cho diện tích 100m2. Số lượng loa dẫn tăng giảm tùy vào việc bố trí đường bay và số lượng phòng nuôi.

Câu hỏi 304: Loa phóng, loa dù, loa dẫn, loa ru thường sử dụng những loại loa nào?

Trả lời: Loa phóng thường sử dụng các loại loa như Hp 3000 – Sh 230; Hp 40 ) – Sh 240; Hp 5000 – Sh 250, Hp 6000 – Sh 260 hoặc tương dương. Lon lục giác ngoài trời có thể sử dụng các loại loa như AX 61, AX 65, H00-Sh 210; Hp 2000 - Sh 220; HP 4000 - Sh 240; HP 5000 – SH 25 hoặc tương dương. Loa dẫn có thể sử dụng TCV 61, TCV 60, SHL 60, 61, PZ 16, AX 61, AX 65, HP 1000 - SH 210; Hp 2000 – SH 2.0; Hp 3000 - SH 230, HP 4000 – SH 240 hoặc tương dương. Loa ru có thể sử dụng TCV 60, TCV 61, SHL 60, SHL 61, SB 120, NX 2, NX 5, JYP 310, BIRD SOUND 2, AX 60, AX 61, AX65 hoặc tương đương.

Câu hỏi 305: Có thể dùng dây điện thay dây loa được không?

Trả lời: Có thể sử dụng dây điện 100% lõi đồng thay dây loa. Trong môi trường độ âm cao trong nhà nuôi chim yến cần lưu ý đến chất lượng dây, tránh tình trạng hoen rỉ gây biến dạng âm thanh, thay đi thay lại nhiều lần.

Câu hỏi 306: Xin hỏi cách đặt loa dẫn vào phòng nuôi?

Trả lời: Loa dẫn đặt đối diện miệng lỗ, nên theo vòng lượn của chim, đặt theo những điểm mốc, lấy gốc nhà làm mốc và đặt ở độ cao khoảng 1,5m - 1,8m hoặc nơi điểm mốc chim bay vào khoảng 20cm là phù hợp.

Câu hỏi 307: Về phương pháp đi dây thiết kế loa trong nhà yến nên đi như thế nào? mắc song song hay nối tiếp? Và chọn loại dây ra sao?

Trả lời: Chọn dây để dẫn tín hiệu âm thanh tốt nhất là dây lõi đồng 100%, để tăng tuổi thọ có thể dùng dây đồng bọc niken. Thiết kế loa đi song song thì đơn giản, dễ bảo trì và kiểm tra. Thiết kế nối tiếp thì dành cho những dòng loa có trở kháng và sử dụng kết hợp nối tiếp và song song để đưa trở kháng tổng về từ 4 Q đến 8 Q.

Câu hỏi 308: Trong nhà yến tại sao phải gắn tụ cho loa? Nên dùng loại tụ nào?

Trả lời: Việc gắn tụ cho loa nhằm chống cháy loa, lọc tần số ngõ ra của ampli (không khuyến cáo vì sẽ làm giảm băng thông âm tần ngõ ra ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh ngõ ra).

Tụ dùng cho loa treble thường dùng tụ gốm. Hay còn gọi là tụ kẹo. Tụ gốm cho tiếng treble cao vút trong trẻo, hầu như là dung kháng nên âm thanh ra mạnh hơn tụ hóa.

Khuyến cáo nên dùng tụ gốm 125 (1,2uF),... tiếng treble sẽ rất hay Vận dụng ứng dụng của mạch lọc LC, lọc tần số thấp chỉ cho tần số cao đi qua.

Câu hỏi 309: Loa thạch anh có cần lắp thêm tụ hay không? 

Trả lời: Loa thạch anh không cần gắn thêm tụ.

Câu hỏi 310: “Cho hỏi có ai đưa loa lục giác vào bên trong chuồng lượn chưa? Em định làm vậy vì hàng xóm kêu để ngoài ồn ào quá”.

Trả lời: Đây cũng là một hướng cần áp dụng thử cho những nhà yên trong khu dân cư. Đối với những nhà nuôi chim yến có chuông cu rộng nên áp dụng biện pháp này để giữ chim chơi âm trong nhà, tuy nhiên không được mở quá lớn sẽ át tiếng loa dẫn.

Câu hỏi 311: Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều mẫu mã loa AX 61 có hình thái khác nhau, có cả tem 7 màu và không tem, vậy loại nào mới đúng là AX 61 do AUDAX sản xuất hay nhượng quyền sản xuất

Trả lời: Hiện nay có nhiều dòng loa AX 61 là do có nhiều đơn vị nhập khẩu hoặc đặt gia công từ Trung Quốc, để đánh giá được chất lượng thì cần có dụng cụ chuyên test loa, nếu không thì phải có kinh nghiệm nghe bằng tai và nhìn cảm quan đánh giá chất liệu vỏ loa, đồng tiễn, tại loa và độ sắc nét chi tiết về thiết kế của loa.

Câu hỏi 312: Có nên dùng nhiều âm ly để hoạt động luân phiên cho nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Nếu dùng gần hết công suất tải loa của âm ly thì dùng thêm âm ly để hoạt động luân phiên để tăng tuổi thọ, còn bình thường thì nếu lắp số loa bằng 50% công suất âm ly thì không cần thêm âm ly luận phiên.

Câu hỏi 313: Loa nghe nhạc có thể sử dụng làm loa phát tiếng dẫn dụ chim yến hay không?

Trả lời: Loa nghe nhạc có tiếng bass không nên dùng làm loa dẫn dụ chim yến, loa dẫn dụ yến là loa treble.

Câu hỏi 314: Cho hỏi loa ra trong nhà yến không nhất phải đặt loa chùm mà chỉ cần đặt đều loa để âm thanh phát đều trong nhà để chim cảm thấy an toàn là được đúng không?

Trả lời: Tùy theo kỹ thuật mà có cách đi loa khác nhau, nên kết hợp cả loa đơn, loa đôi và loa 4D, 8D (loa chim).

Câu hỏi 315: Có nên đặt hàn tụ để loa hoạt động tốt hơn không?

Trả lời: Tùy theo loại loa mà có thể hàn tụ hoặc không hàn tụ Nếu không tính được trở kháng và công suất thì nên gắn tụ.

Câu hỏi 316: Nhà 100m không có ngăn phòng thì có nên đặt loa dẫn vô tới cuối phòng không?

Trả lời: Nhà yến nên ngăn phòng và có bao nhiêu phòng thì lắp loa dẫn đến cửa phòng hoặc lối vào phòng là được.

Câu hỏi 317: Việc lắp đặt loa phải tính toán như thế nào để đảm bảo phân bố đều loa trong phòng?

Trả lời: Trong nhà yến không nên tập trung một vị trí nhiều loạ mà nên bố trí loa sao cho âm thanh phát đều nhà. Một tầng có 3 phòng thì phòng 1-2 mở âm trong nhỏ, tập trung phòng cuối mở âm lớn hơn và bố trí nhiều loa hơn (phòng này thường gọi phòng VIP).

Câu hỏi 318: Có nên thu mua các âm ly karaoke cũ về làm âm ly cho nhà nuôi chim yến không?

Trả lời: Không nên mua âm ly karaoke cũ về làm âm ly cho nhà nuôi chim yến.

Hiện nay thị trường có rất nhiều dòng âm ly chuyên dụng cho việc dẫn dụ chim yến, mức giá cả phù hợp, chế độ bảo hành tốt.

Câu hỏi 319: Tại sao việc đi dây loa cần phải gọn gàng, không lòng thòng?

Trả lời: Đi dây loa không gọn gàng có thể vô tình trở thành bẫy yên mắc chân, mặc đầu tới chết vào dây loa khi lắp đặt không gọn gàng cho chim yến, nhất là chim con mới tập bay. Có nhiều trường hợp chim tạo thành thòng lọng hình chữ V.

Câu hỏi 320: Cách chia loa, chia line loa như thế nào là hợp lý?

Trả lời: Dùng riêng amply cho từng loại loa loa thạch anh và loa lõi đồng. Mỗi loại loa theo công dụng nên đi line riêng biệt. Đối với loa ru, số lượng nhiều nên chia làm nhiều line.

Câu hỏi 321: Có cần chia ra nhiều hệ loa trong nhà nuôi chim yến không? Tại sao?

Trả lời: Trong nhà yến không cần chia quá nhiều hệ loa vì như vậy dễ khiến mỗi loa có công suất khác nhau và phát ra âm thanh cũng không đồng nhất. Tốt nhất chỉ 1 loại loa ru và 1 loại loa dẫn công suất cao hơn nữa là được. Còn loa phóng, loa lục giác dùng loa công suất cao hơn loa ru.

Câu hỏi 322: Chuồng cu mở 2 lỗ miệng hang, vậy đặt 2 loa lục giác có được hay không?

Trả lời: Mỗi chuồng cu chỉ nên dùng 1 loa lục giác là đủ. Nếu không ngại tốn kém thì có thể đặt nhiều loa lục giác chồng lên nhau kiểu hình tháp vẫn được.

Câu hỏi 323: Có một số cơ sở karaoke cải tạo lại phòng karaoke phát triển tốt, vậy khi sử dụng âm ly karaoke cần lưu ý điều gì?

Trả lời: Chỉnh nút bass về mức thấp và tính được công suất Ampli để lặp số loa trong nhà yến cho phù hợp. Tuy nhiên, việc chỉnh âm đối với dòng âm ly này rất khó. Tốt nhất là nên dùng âm ly chuyên dụng.

Câu hỏi 324: Âm ly sử dụng nguồn 12V sẽ tốt cho loa treble có đúng không?

Trả lời: Không đúng vì còn phụ thuộc ở cách nổi loa, chia line và cách hiệu chỉnh âm cho phù hợp.

Câu hỏi 325: Có nên dùng card âm thanh hỗ trợ cho âm ly hay không?

Trả lời: Card âm thanh là một bộ phận riêng biệt có nhiệm vụ xử lý các tín hiệu âm thanh kỹ thuật số và chuyển đổi thành tín hiệu cơ điện để phát ra loa mà chúng ta nghe được. Bản thân âm ly chuyên dụng đã tích hợp nên không cần phải gắn thêm card âm thanh.

Câu hỏi 326: Loa lục giác nên gắn 6 tụ hay chỉ gắn 1 tụ?

Trả lời: Cách nào cũng được tùy theo loại tụ, tuy nhiên nếu gắn 01 tụ thì giá trị điện dung của tụ tương đương phải bằng hoặc hơn tổng giá trị của 6 tụ kia cộng lại.

Câu hỏi 327: Có cách nào để hạn chế cháy loa lục giác?

Trả lời: Để hạn chế cháy loa lục giác nhà yến thì cần chú ý loa đúng kỹ thuật, chọn loa phù hợp với công suất của âm ly, dùng âm ly riêng cho từng loại loa, vỏ loa lục giác phải đảm bảo chống nước...

Câu hỏi 328: Loa ngoài trời làm thế nào để hạn chế cháy loạ?

Trả lời: Để hạn chế cháy loa ngoài trời cần chống nước tuyệt đối.Đảm bảo nước không vào loa.Nên dùng các loại loa chất lượng cao,âm ly chuyên dụng, bắt loa đúng kỹ thuật, chọn loa phù hợp với công suất âm ly, dùng âm ly riêng cho từng loại loa...

Câu hỏi 329: Việc sao chép hay chuyển âm thanh qua mạng internet có làm giảm chất lượng âm thanh hay không?

Trả lời: Tùy theo chất lượng mạng internet, chất lượng thiết bị thu phát, phần mềm chuyển đổi file âm thanh, định dạng file âm thanh,... Khuyên cáo không nên chuyển âm qua mạng, chất lượng âm dễ bị ảnh hưởng.

Câu hỏi 330: Âm thanh có tạp âm như gió, nước chảy có làm chim hoảng sợ hay không?

Trả lời: Âm có tạp âm là do quá trình thu âm bị lẫn lộn các âm khác. Trong thực tế môi trường sống của chim yến luôn chịu sự tác động của thời tiết như gió, mưa, tiếng ồn.... nên tùy mức độ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến việc dẫn dụ. Tạp âm trong âm thanh nhiều quá sẽ làm giảm chất lượng dẫn dụ.

Câu hỏi 331: Có nên đồng bộ 1 loa cho cả nhà yến hay không?

Trả lời: Trong nhà chim không nên bố trí quá nhiều loại loa sẽ cho ra nhiều tần số khác nhau, âm không đồng nhất, khó hiệu chỉnh âm. Có thể đồng bộ 1 loại loa. Hoặc dùng 2 loại loa, 1 loại cho loa ru và 1 loại cho loa dẫn. Quan trọng là cách bố trí loa cho phù hợp.

Câu hỏi 332: Có nhiều ý kiến trái chiều về đồng bộ loa và nhiều loại loa trong cùng một nhà nuôi chim yến, ưu và nhược điểm của 2 quan điểm này như thế nào?

Trả lời: Đồng bộ loa là chỉ đồng bộ 1 loại cho loa ru hoặc đồng bộ loa ru và loa dẫn, tần số âm thanh cũng đồng bộ, nhưng kênh điều chỉnh âm lượng phải độc lập để chủ động. Nếu nhiều loại loa cho 1 nhà thì gồm những loại như sau: Loa phong gọi từ xa, loa lục giác chim bay dạo, loa cửa rút chim vào nhà, loa dẫn thông tầng, loa dẫn vào phòng, loa ru. Tùy mỗi đơn vị kỹ thuật mà dùng loại loa công suất khác nhau. Đồng bộ loa thì dễ hiệu chỉnh theo chủ ý băng số lượng và cách bố trí loa. Dùng nhiều loại loa công suất khác nhau nên lắp riêng âm ly cho từng loại mới dễ hiệu chỉnh âm thanh.

Câu hỏi 333: Màng thạch anh kích thước bao nhiêu là phù hợp với cách chỉnh âm ly lượng nhỏ dưới 40db?

Trả lời: Đa số đều có thể dùng được nhưng phải đấu loa cho hợp lý.

Câu hỏi 334: Sự khác biệt giữa loa có màng thạch anh p 12, P 15,ỷ 20, c 27, như thế nào?

Trả lời: Loa màng thạch anh có kích thước càng lớn thì công suất phát ra càng lớn.

Câu hỏi 335: Làm sao tính được trở kháng và công suất của loạ lõi đồng cho phù hợp với âm ly?

Trả lời: Mắc nối tiếp 02 loa thạch anh ở ngõ ra, sau đó tăng thêm mỗi lần một loa đồng thời tăng volume, đến khi mức volume max mà âm thanh vẫn trong trẻo, đếm số loa mắc nối tiếp lúc đó rồi mắc thêm mỗi lần một nhánh như vậy, lấy tay chạm vào các sò công suất đến khi nào thấy các sò (transistor hoặc fet) nóng dần lên ở mức độ vừa phải không bỏng tay thì dừng lại. Đếm tổng số loa có được sẽ biết được công suất thực của loại amply đó.

Hiện tại đa phần âm ly đều có ghi trở kháng dao động từ 4 - 16 Ohm. Để biết được công suất đảm bảo cho âm ly thì xem loại loa hiện tại mình dùng có trở kháng là bao nhiêu và số lượng loa mình sử dụng.

Câu hỏi 336: Gắn tụ như thế nào mới đúng?

Trả lời: Mắc nối tiếp với loa. Mắc loa vào amply, cho vận hành amply ở tần số cần đo, đo dòng điện qua loa và điện áp ở 2 đầu loa tính được công suất loa (p = ui) do công suất cần tính là công suất hiệu dụng.

Câu hỏi 337: Âm ru với âm bầy đàn khác nhau như thế nào? 

Trả lời: Âm ru thông thường bao gồm tiếng chim mẹ và tiếng chim con, âm thanh nhỏ, có tiếng ríu rít của chim non, chim con đói gọi chim bố mẹ, chim bố mẹ mang mối về phát tiếng định vị tô, gọi chim con. Âm bầy đàn thường là tiếng chim trưởng thành, tiếng to, rõ; tiếng chim gọi bạn tình, tiếng gọi bây và tiếng tổng hợp của nhà yến nhiều chim yến.

Trong 30% của hệ thống âm thanh, bao gồm chất lượng hệ thống,

kỹ thuật bố trí lắp đặt loa, và chất lượng âm thanh. Thì yếu tố âm thanh dẫn dụ chiếm khoảng 10% cho sự thành công.

Câu hỏi 342: Tầng số âm thanh của âm thanh dân dụ nên chỉnh ở mức nào?

Trả lời: Tần số âm thanh mà loài yến sử dụng rơi vào khoảng 1-16 kHz, tập trung nhất ở khoảng 2-5 kHz, hoàn toàn năm trong khoảng tai người có thể nghe được. (theo cuốn Swiftlets of Borneo: Builders (Edible Nests, trang 18).

Câu hỏi 343: Đã có những âm thanh dẫn dụ nào có tiếng của chim đầu đàn hay chưa?

Hiện tại chưa có nhiều thông tin đề cập về vấn đề này. Việc xác định được chim đầu đàn đã khó; việc thu được tiếng gọi chim đầu đàn lại càng khó.

Hiện âm thanh dẫn dụ thường là tiếng gọi bầy đàn, tiếng gọi bạn tình, tiếng giao phối, tiếng chim mẹ, tiếng chim non...

Câu hỏi 344: Âm thanh mẹ con và âm bầy đàn mở cùng nhau được không?

Trả lời: Việc sử dụng 2 âm thanh cùng lúc là âm mẹ con và âm bầy đàn cần phải có định hướng từ đầu, từ cách bố trí hệ thống loa, line âm thanh, để việc sử dụng 2 âm thanh làm âm ru trong nhà mang lại hiệu quả. Đó cũng là cách mà Công ty TNHH Tầm Cao Việt đang thực hiện.

Câu hỏi 345: Nếu như dùng âm đó mà nhà chim ổn định thì cứ để vậy xài mãi không nên thay đổi đúng không?

Trả lời: Đối với nhà mới ổn định thì không cần thay đổi.Còn với nhà lâu năm chim chậm lại nên thay mới, tùy theo mức độ chim mà điều chỉnh thay đổi.

Câu hỏi 346: Cài đặt thời gian hoạt động của âm thanh ngoài như thế nào thì hợp lý?

Trả lời: Hiện nay thông thường nhà yến cài 5 giờ - 19 giờ nhưng đối với khu dân cư thì mở theo quy định 6 giờ - 21 giờ, cài đặt thì 6 giờ - thời gian hoạt động âm thanh ngoài của nhà yến nên linh động tùy vào 19 giờ hoặc 19 giờ 30. Có một số nơi cấm vào giờ trưa nên việc cài đặt từng khu vực mà tránh xảy ra tranh chấp.

Câu hỏi 347: Nếu chỉ sử dụng âm ly ru chạy liên tục thì có cần cho âm ly nghỉ mát máy hay không? Và nghỉ như thế nào để không ảnh hưởng đến chim?

Trả lời: Âm ly trong cần cho nghỉ để tăng tuổi thọ âm ly, thời gian nghỉ nên chọn khoảng thời gian chim đi ăn, ít chim trong nhà nuôi nhất, nghỉ chế độ luân phiên với âm ly dùng âm dẫn. Nếu nhà chỉ dùng 2 âm trong và ngoài, thì âm trong nên dùng 2 âm ly để chạy luân phiên nhau, thiết bị sẽ tăng tuổi thọ đáng kể.

Câu hỏi 348: Tại sao khi âm dẫn, ngoài tắt có hiện tượng chim nhốn nháo và bay ra ngoài trong đêm?

Trả lời: Khi âm dẫn, ngoài tắt có hiện tượng chim nhốn nháo và bay ra ngoài trong đêm thì có 2 trường hợp như sau:

- Vì chim mới vào nhà, hiện tượng tắt loa ngoài và loa dẫn sẽ làm chim không định hướng được môi trường hiện tại sẽ gây ra hiện tượng chim nhốn nháo và bay ra ngoài vào ban đêm.

- Hệ thống loa rút thông tầng và loa dẫn không phù hợp, chim không xác định được hướng xuống và có thể ngủ tại miệng hang. Khi hệ thống âm thanh ngoài và âm dẫn tắt sẽ gây ra hiện tượng chim nhốn nháo và bay ra ngoài.

-Khắc phục: Theo dõi & kiểm tra hệ thống loa dẫn và loa rút, căn chỉnh âm thanh, tăng cường thời gian hoạt động của hệ thống loa xuyên suốt thời gian vào mùa chim non mới ra bầy.

Câu hỏi 349: Dùng âm thanh như thế nào là đúng?

Trả lời: Có thể dùng âm thanh như sau:

1. Dùng 2 âm: 1 âm trong, 1 âm ngoài, chim sẽ dễ thích nghi hơn và không bị loạn âm.

2. Dùng âm theo mùa trong một năm. Thường có những mùa dẫn dụ như sau:

- Mùa sinh sản

- Mùa chim non

- Mùa vắng chim

Câu hỏi 350: Có người không dùng âm thanh mẹ con, vẫn âm bầy đàn làm âm trong và nhà chim vẫn phát triển bình thường tại sao lại như vậy?

Trả lời: Dùng âm chỉ chiếm một phần trong sự thành công, quan trọng là bố trí hệ thống âm thanh làm sao không bị loạn âm và vang âm trong nhà, giúp chim thích nghi và ổn định.

Câu hỏi 351: Làm sao biết âm thanh bị lỗi (âm không chuẩn)?

Trả lời: Để kiểm tra âm có lỗi hay không thì cần kiểm tra bằng phần mềm, các thiết bị chuyên dụng,... Đối với những lỗi như mất âm, tạp âm thì có thể cảm nhận bằng tại. Đối với những lỗi khó hơn thì những chuyên gia lâu năm trong nghề mới có thể cảm nhận được.

Câu hỏi 352: Có một số nhóm kỹ thuật, khi nhà mới vận hành chỉ dùng 1 loại âm thanh cho tất cả các âm ly (âm ngoài, âm dẫn, âm ru,...) sau đó phát triển bầy đàn mới dùng 2-4 âm thanh là có đúng không? Với cách này họ đã thành công, vậy giải thích như thế nào?

Trả lời: Hiện nay có nhiều kỹ thuật sử dụng một âm cho tất cả các nhà nhưng cũng có kỹ thuật sử dụng 2 hay 4 âm cho nhà của mình. Khi sử dụng âm như vậy phải đánh giá được thực tế vùng chim như thế nào, điều kiện ra sao để linh động sử dụng âm cho hợp lý nhằm mục đích tăng bầy đàn. Vậy nên việc sử dụng 1 âm, 2 âm, 3 âm hay 4 âm không ảnh hưởng gì tới chim yến.

Câu hỏi 353: Một âm thanh tốt còn phụ thuộc vào cách điều choi du ly, vậy có những cách chỉnh âm ly như thế nào để nâng tối đa của âm đó?

 Trả lời: Để chỉnh âm hiệu quả thì cần:

1.Hiểu được âm thanh và thiết bị mình đang sử dụng:

+hiện nay âm thanh có 2 dạng tần số khác nhau:

- Tần số 44.100 Hz (bass nhiều)

-Tần số 48.000 Hz

+ Thiết bị, loa đang sử dụng:

- Loa treble nhiều (tất cả những dòng loa ru - loa thạch anh) - Loa bass nhiều (loa nam châm - lõi đồng)

2. Sử dụng âm ly chuyên dùng.

3. Chỉnh âm theo đúng tần số âm thanh đang sử dụng và thiết bị âm thanh đang dùng để đạt được tần số tốt nhất.

4. Dây tín hiệu: phải đạt chuẩn.

Câu hỏi 354: Âm thanh dẫn dụ khi mở lớn có làm giảm chất lượng âm thanh hay không?

Trả lời: Âm thanh sử dụng khi mở lớn sẽ làm giảm chất lượng âm thanh vì tần số âm thanh lớn khiến âm phát ra dễ bị bể tiếng, méo tiếng, có tiếng ồn (lẹt xẹt) kèm theo.

Câu hỏi 355: Âm thanh khi mở lớn, có làm bass tăng, và treble giảm hay không?

Trả lời: Âm thanh khi mở lớn không làm bass tăng, treble giảm. trong âm thanh tất cả đều được mặc định theo tần số rõ ràng, việc chỉnh âm thanh lớn dẫn đến bass và treble tăng dần theo hệ số (cả 2 cùng tăng). Độ nhạy trên dải tần âm thanh sẽ biến động theo âm lượng tổng của thiết bị âm ly mình sử dụng.

Câu hỏi 356: Mở âm thanh quá to làm chim chơi nhiều mà ít ở lại có đúng không?

Trả lời: Không. Vì khi mở âm lượng lớn chim chỉ nghe tiếng ở xa và dạo chơi xung quanh nhiều, khó tiếp cận nhà. Âm thanh quá lớn sẽ bị bể tiếng ở cự li gần chim sẽ ít ở lại.

Câu hỏi 357: Nhà nuôi chim yến xung quanh cách từ 500-1000m chim đảo lượn nhiều, nhà em thì rất ít chim đảo lượng vậy có phải lý do âm ngoài của em không tốt hay không?

Trả lời: Để xác định được nguyên nhân là gì thì cần theo dõi và hiểu được thời gian nào là thời gian chim chơi loa, thời gian nào đi ăn Có 2 nguyên nhân khiến khu vực xung quanh có chim đảo lượn nhiều nhưng lại ít đảo lượn ở nhà yến như sau:

1. Âm thanh không thu hút.

2. Trong giờ chim đi ăn, chim ít chơi loa.

Tuy nhiên việc đánh giá chim chơi âm, đảo lượn nhiều chưa hẳn là âm tốt, hiện nay có nhiều âm chim không chơi âm, nhưng bầy đàn lại tăng đều.

Câu hỏi 358: Nhà yến âm ngoài có lẽ không quan trọng bằng âm dẫn, nếu âm ngoài chim đảo lượn nhiều nhưng âm dẫn không kéo được chim vào nhà thì chim cũng không chịu ở. Có phải như vậy không chuyên gia?

Trả lời: Nhà nuôi chim yến thành công sẽ hội tụ nhiều yếu tố. Cũng như âm thanh, âm nào cũng có vai trò nhất định. Hệ thống âm thanh không chuẩn, thiết bị căn chỉnh không đúng thì chim cũng không chịu ở.

Câu hỏi 359: Cùng 1 bộ âm và cùng kỹ thuật, một căn 30 tổ/năm, một căn 300 tổ/năm, một căn 200 tổ/ năm, các nhà nuôi cách nhau không quá 30km, vậy do đâu mà số lượng tổ chênh lệch như vậy?

Trả lời: Tuy là cùng kỹ thuật nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sai khác trên, sau đây nêu ra vài nguyên nhân chính như: Yếu tố may mắn khi đón được đàn chim mới.

- Do môi trường, nguồn thức ăn ở vùng đó.

- Tùy diện tích nhà yến

Thiên tai, thiên địch, yếu tố bất an cho chim

Thiết bị điện nước, thời tiết, hướng gió,...

Câu hỏi 360: Đi loa ra cần có những yêu cầu gì để giữ chim ở lại t nhất?

Trả lời:Bố trí loa không bị vang trong môi trường nhà nuôi.

- Bắt loa theo đường bay chim yến giúp chim yến định hướng được dễ dàng hơn vào nơi ở của mình.

- Việc giữ chim ở lại nhà nuôi thì phải thiết kế phòng hợp lý, tạo không gian phòng ở an toàn, kín đáo không tác động môi trường bên ngoài như: Năng không nóng, mưa không ổn, thoảng không khí, không lọt sáng, ngăn phòng hợp lý.

Câu hỏi 361: Vào những tháng cuối năm, ở miền Trung không phát triển đàn có nên tắt âm dẫn vào mùa này không?

Trả lời: Không nên. Vì tập tính chim yến đã sinh sống trong ngôi với cả hệ thống âm thanh như vậy, không nên tắt âm dẫn dễ làm ảnh hưởng, tạo cảm giác sợ hãi cho chim hiện đang ở trong nhà yến (cuối năm là thời điểm vắng chim).

Câu hỏi 362: Trên các nhóm facebook có chia sẻ rất nhiều âm thanh dẫn dụ chim yến mới, tôi có nên kiểm tra và thử nghiệm trên chính nhà nuôi của tôi không?

Trả lời: Việc chia sẻ âm thanh dẫn dụ là một động thái tích cực giữa những người nông dân dẫn dụ chim yến, việc thử nghiệm âm mới trên nhà yến của chính chúng ta để chọn âm thanh phù hợp là một việc nên làm. Nhưng cần cân nhắc, việc thay đổi âm thanh dẫn dụ bước đầu sẽ có hiệu ứng âm mới, chim thấy lạ sẽ quần lượn, tuy nhiên người thử âm cần có những kỹ năng chỉnh âm ly cho phù hợp với âm thanh, kỹ năng quan sát biểu hiện và hiệu ứng của chim với âm thanh, để quyết định nên hay không nên thay thế âm đó sử dụng cho nhà nuôi chim yến của mình. Lưu ý nhà nuôi chim yến đang phát triển nên hạn chế thay đổi âm, ở những vùng cạnh tranh tốt nhất nên chọn một bộ âm thanh tốt và duy trì và không nên thay đổi âm liên tục.

Câu hỏi 363: Thời gian mình mở âm trong và âm ngoài từ mấy giờ đến mấy giờ là hợp lý?

Trả lời: Âm trong nên mở 24/24, nếu nhà nuôi chim yến của bạn chỉ dùng 1 âm ly dùng cho âm trong, thì nên bố trí thời gian nghỉ từ 1 đến 2 lần vào ban ngày, các âm khác hoạt động (khoảng 15 đến 20 phút/ lần) để tăng tuổi thọ của thiết bị.Đối với âm ngoài: thời gian pháp luật quy định cho phép về n tiếng ồn từ 6 giờ đến 21 giờ, còn thời gian mở âm ngoài là từ rạng sáng cho tới sau khi mặt trời lặn hãn khoảng 1 giờ đồng hồ, tùy khu vực nhà nuôi chim yến mà gia giảm cho phù hợp.

Câu hỏi 364: Âm ngoài thường 1-2 tháng từ khi mở chim sẽ lớn, vậy ta có cần thay âm ngoài không? Nếu thay thì bao lâu?

Trả lời: Khi mới thay âm thanh mới, thông thường chim sẽ có phản ứng lại với âm thanh mới, quần đảo nhiều hơn bình thường, tuy nhiên sau một thời gian chim sẽ dần quen và trở lại như ban đầu. Việc thay đổi âm thường xuyên là không nên, cần phải chọn một bộ âm tốt và sử dụng lâu dài. Việc chim không tăng đàn, hay tăng chậm thì cần phải kiểm tra lại các điều kiện khác bên trong ngôi nhà chim chứ không hẳn nguyên nhân là do âm thanh

Câu hỏi 365: Tiếng âm dẫn trong nhà nuôi chim yến thời gian hoạt động như thế nào là hợp lý?

Trả lời: Tùy vào khu vực và số lượng âm ly sử dụng trong nhà nuôi chim yến của bạn. Âm dẫn có thể hoạt động cùng lúc với âm ngoài và tắt cùng lúc với âm ngoài. Nếu khu vực có nhiều nhà chim và bố trí âm ly độc lập có thể duy trì âm dẫn tới 21 giờ hoặc 22 giờ.

Câu hỏi 366: Trong cùng một nhà yến nhiều tầng, mỗi tầng sử dụng một âm ru khác nhau có được hay không?

Trả lời: Để tăng hiệu quả dẫn dụ, trong cùng một nhà nuôi chim yến nên thống nhất sử dụng một loại âm ru, tránh tình trạng loạn âm, làm cho chim có cảm giác bất an.

Câu hỏi 367: Cách đo cường độ âm thanh?

Trả lời: Âm thanh dẫn dụ nuôi chim yến gây ồn đối với người xung quanh là câu chuyện dài. Chính vì vậy việc xác định khu vực gây ổn là cần thiết, chọn vị trí có gây ảnh hưởng tiếng ồn và tiến hành đo. Việc đo độ ổn chính xác phải được thực hiện bởi Sở Tài nguyên & Môi trường hoặc Sở Khoa Học & Công nghệ, đo bằng thiết bị đo chuyên dụng, và đảm bảo tuân thủ theo QCVN 26:2010/BTNMT, cụ thể phương pháp đo theo TCVN 7878 Âm học và mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường

Đối với trường hợp tự kiểm tra có thể dùng điện thoại thông minh có thể tải các ứng dụng về đo.

Câu hỏi 368: Xin hỏi về cường độ âm thanh lớn nhỏ thứ tự từ loa phóng, loa lỗ, loa dẫn, loa ru?

Trả lời: Cường độ âm thanh sẽ được sắp xếp từ lớn đến nhỏ như sau: Loa phóng > loa lỗ > loa dẫn > loa ru.

Câu hỏi 369: Làm thế nào để chỉnh âm tốt cho âm cửa miệng hang?

Trả lời: Việc chỉnh âm miệng hang đạt là khi chim bay ra, bay vô miệng hang nhiều và không bị khựng ngay miệng hang. Tùy thuộc vào âm chim sẽ không xác định được đâu là cửa miệng hang để bay vào. lượng to hay nhỏ, nếu to quá, chim sẽ bị khung khi tới cửa, nếu nhỏ quá chim sẽ không xác định được đâu là cửa miệng hang để bay vào.

Chương 8

HỆ THỐNG TẠO MÙI NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Câu hỏi 370: Làm sao để giữ được mùi đặc trưng khi đã có yến về sinh sống và làm tổ?

Trả lời: Khi đã có yến về sinh sống và làm tổ nhiều thì đã có mùi nhiều tự nhiên ổn định rồi, không cần tạo mùi nữa. Nếu lượng phân nhiều cần vệ sinh định kỳ hốt bỏ. Thời gian này cần kết hợp chăm sóc phòng chống thiên địch, chăm sóc quan sát máy móc hoạt động ổn định.

Câu hỏi 371: Có cần khử mùi xi măng trong nhà yến hay không?

Trả lời: Cần khử mùi xi măng trong nhà yến. Chim yến là loài có khứu giác khá nhạy. Để mang lại hiệu quả dẫn dụ cao cho những nhà mới hoạt động thì cần phải khử mùi lạ, mùi xi măng, mùi sơn, mùi vôi. Có thể dùng sản phẩm Aci Trio thương hiệu TamCaoViet Pro để khử mùi lạ, mùi nhà mới. Đồng thời có thể tạo mùi sinh cảnh giống với những nhà nuôi yến bằng yến vụn (yến cám), các dung dịch khử mùi có nguồn gốc thiên nhiên, ...v.v.

Câu hỏi 372: Hiện nay có những biện pháp như thế nào để tạo mùi cho nhà nuôi chim yến?

Trả lời: Trước đây thì có nhiều cách như: dùng phân yến ngâm rồi tạt lên tường, ngâm ủ phân yến rồi sục khí oxi, lọc nước phân yến xịt lên tưởng,... Hiện nay những cách trên dần được thay thế. Kỹ thuật hiện nay chú trọng đến khử mùi nhà yên, tức là khử những mùi mà yến không thích bằng cách phun nước chanh, khóm, nước ép chuối cây, Amoni, Acid Citric lên tường nhà mới. Có thể dùng sản phẩm Aci Trio thương hiệu TamCaoViet Pro để khử mùi lạ mùi nhà mới.

Câu hỏi 373: Dùng bộ khuếch tán tinh dầu để khuếch tán mùi cho nhà yến có được hay không?

Trả lời: Đây là ý tưởng cần quan tâm, tuy nhiên các dung dịch mùi nhà yến sau một thời gian sẽ đóng cặn bẩn làm giảm khả năng khuếch tán mùi.

Câu hỏi 374: Dùng máy phun sương gà để tạo mùi và hoạt động theo kiểm soát độ ẩm có được hay không? Ưu nhược điểm?

Trả lời: Có nhiều kỹ thuật áp dụng phương pháp này. Hiện nay kỹ thuật thường hay sử dụng máy phun sương li tâm hoặc máy phun sương béc vừa tạo mùi vừa tạo ẩm. Tuy nhiên cách này sẽ rất tốn kém, cần phải vệ sinh máy thường xuyên, hiệu quả kinh tế không cao.

Câu hỏi 375: Tạo mùi như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Trả lời: Khử mùi chim yến không thích là cách hiệu quả nhất. Đối với nhà mới, mùi xi măng ảnh hưởng rất nhiều đến chim yến. Để tạo mùi tốt trước tiên cần khử mùi xi măng triệt để.

Lưu ý: Việc tạo mùi vừa có lợi vừa có hại nếu dùng không đúng cách. Nên cân nhắc việc sử dụng các loại dung dịch tạo mùi. Cần liên hệ kỹ thuật để hiểu thêm trước khi sử dụng.

Câu hỏi 376: Cách pha chế hương liệu mùi dụ chim yến bằng nguyên liệu tự nhiên?

Trả lời: Pha chế hương liệu tạo mùi dụ chim yến băng nguyên liệu tự nhiên hiện nay chủ yếu là dùng phân chim yên để tạo mùi sinh cảnh và dùng cảm yên ngâm với nước qua đêm tạt lên tường nhà yến. Ngoài ra việc sử dụng các nguyên liệu khác đòi hỏi phải nguyên cứu và phân tích chuyên sâu.

Câu hỏi 377: Dung dịch tạo mùi có nên phun đậm đặc hay không?

Trả lời: Chim yến là loài có khứu giác rất nhạy, việc thay đổi mùi thường xuyên sẽ làm chim có cảm giác bất an. Vì vậy việc sử dụng dung dịch tạo mùi cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Câu hỏi 378: Có ý kiến không cần thiết sử dụng mùi trong nhà yến. Có mùi hay không mùi không ảnh hưởng đến hiệu quả của nhà yến. Ý kiến của chuyên gia như thế nào?

Trả lời: Một nhà yến thành công phải hội tụ đầy đủ nhiều yếu tố kỹ thuật và kể cả yếu tố lộc trời. Vì vậy việc sử dụng dung dịch tạo mùi hay không sử dụng dung dịch tạo mùi chỉ là một yếu tố nhỏ góp phần cho sự thành công của nhà nhà nuôi chim yến. Có thể dùng sản phẩm Love Trio thương hiệu TamCaoViet Pro để kích thích bắt cặp, làm tổ trong nhà nuôi chim yến. Quan trọng là xử lí triệt để mùi chim yến không thích.

Câu hỏi 379: Với một nhà nuôi chim yến thành công, nó phụ thuộc vào mùi như những kỹ thuật nói hay không? Nếu có thì nó đóng góp bao nhiêu phần trăm cho sự thành công đó?

Trả lời: Không phụ thuộc hoàn toàn vào mùi. Một số nhà chim ở hoàn toàn tự nhiên không cần tạo mùi. Yếu tố thành công chính của nhà viên bao gồm rất nhiều yếu tố, chủ yếu là ở các khâu thiết kế, nắng không a không ổn, đối lưu thông thoáng. Sau đó là nội thất bên trong: gồm thanh giá tô, hệ thống âm thanh, trong đó bố trí loa rất quan trọng, tiếp đèn là chất lượng âm và cách chỉnh âm. Về mùi: có 2 tác dụng chính là khử mùi và tạo mùi sinh cảnh nhà nuôi chim yến, việc sử dụng yên vụn là một biện pháp tương đối hiệu quả không?

Câu hỏi 380: Thợ thu hoạch tổ yến có mùi thuốc lá nặng có sao không?

Trả lời: Chim yến có khứu giác tốt nên không chỉ mùi thuốc lá mà còn một số mùi: nước hoa, tinh dầu, dầu gội đầu.... ít nhiều đều có ảnh hưởng.

Câu hỏi 381: Cám yến dùng để tạo mùi nhà yến được không? Hiệu quả như thế nào?

Trả lời: Cám yến ủ lấy nước khử mùi và tạo mùi khá hiệu quả.

Câu hỏi 382: Tại sao các nước như Indonesia, Malaysia đã không được phép dùng phân yến tạo mùi trong nhà yến, trong khi đó kỹ thuật Việt Nam vẫn đang dùng phương pháp này?

Trả lời: Ở Việt Nam hiện nay việc đảm bảo vệ sinh, vệ sinh dịch tể vẫn còn chưa được quản lý chặt chẽ như các nước khác nên việc dùng phân yên tạo mùi chưa hiện chưa có quy định cấm.

Câu hỏi 383: Có nên dùng lòng trắng trứng trộn chuối chín để tạo mùi hay không?

Trả lời: Việc dùng trứng gia cầm để khử các mùi khác đã được số kỹ thuật dùng.Ở Indonesia người dân tự ngâm ngủ dung dịch tạo mùi có thành phần là trứng gia cầm. Chuối có thể dùng để dẫn dụ ruồi giấm. Còn việc dùng lòng trắng trứng trộn với chuối để tạo mùi thì cần tìm hiểu thêm.

Câu hỏi 384: Nhà nuôi chim yến cần để thoáng bao lâu cho giảm độ ẩm và mất mùi xi măng thì mới nên lắp đặt vật tư, thiết bị dẫn dụ để giảm mùi xi măng và mốc gỗ?

Trả lời: Tùy vào mùa mà thời gian này dài ngắn khác nhau, khi nhìn thấy nhà nuôi khô ráo là được. Muốn đẩy nhanh tiến độ thì có thể dùng biện pháp xông nhà bằng quạt và lắp bóng đèn, kết hợp thắp đèn cổ với dứa (khóm).

Câu hỏi 385: Có cần tạo mùi cho chim non quen mùi khi rời tổ sẽ nhớ mùi mà tìm về hay không?

Trả lời: Không cần, chỉ cần chăm sóc bảo trì nhà yến cho tốt thì nhà yến sẽ thu hút chim con mới trưởng thành các nhà khác trong đến ở lại. Việc giữ chim non của nhà yến của mình ở lại thường không mang lại hiệu quả cao.

Chương 9

HỆ THỐNG TẠO ẨM NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Câu hỏi 386: Nên dùng máy lọc nước loại nào dùng cho vi sóng âm tạo âm?

Trả lời: Máy lọc nước dùng cho vi sóng siêu âm tạo độ ẩm nên dùng các loại máy lọc nước dùng để uống, được lọc qua nhiều bước lọc, loại bỏ được tạp chất, làm “mềm” nước.

Câu hỏi 387: Độ ẩm lý tưởng trong nhà nuôi chim yến?

Trả lời: Mục đích chính của độ ẩm là nhằm quyết định chất lượng tổ. Theo lý thuyết, độ ẩm thích hợp cho chim yến phát triển bầy đàn và cho tổ đẹp là từ 80% - 95%. Tuy nhiên, thực tế thì việc vận hành nhà nuôi chim yến cần duy trì độ ẩm ở mức thấp hơn 65% - 80% để tăng tuổi thọ của thiết bị, tránh bị mốc rêu thanh tổ. Tùy giai đoạn phát triển nhà yến mà cần có sự điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp để tổ không bị rơi và đẹp hơn. Vì thế thời gian đầu vận hành nhà yến cũng không nên cho máy tạo ẩm hoạt động quá cao.

Câu hỏi 388: Ưu và nhược điểm của các loại phun sương tạo ẩm (béc, máy gà, siêu âm)?

Trả lời: Ưu và nhược điểm của các loại phun sương:

1. Phun sương béc:

Ưu điểm: chi phí tương đối rẻ,thời gian duy trì ẩm độ lâu.

Nhược điểm: tuy nhiên béc dễ nghẹt, gây ướt sàn (lưu ý khi sử dụng phun sương béc, sàn phải chống thấm tuyệt đối và thoát nước 100%, xử lý nguồn nước phải sạch, không cặn bẩn.

Hình 63:Bộ phung sương béc tạo ẩm

2. Máy tạo ẩm ly tâm (máy gà):

Hình:Máy phun sương gà.

Ưu điểm: máy phun sương gà giá ở mức trung bình, tạo ẩm dạng sương mù không gây ướt sàn, tạo ẩm nhanh.

Nhược điểm: tuy nhiên gây tiếng ồn, cần thường xuyên kiểm tra đảm bảo nước cung cấp.

3. Máy tạo ẩm bằng sóng siêu âm: Ưu điểm: ẩm dạng sương khói không ướt sàn.

Nhược điểm: giá thành cao, cần phải chuẩn nguồn nước đầu vào, dễ đóng cặn bẩn ở các mắt siêu âm do nước “cứng” (nước chưa được lọc), tạo ẩm dạng ion cần lưu ý ảnh hưởng tới sức khỏe do các phân tử dạng siêu nhỏ ảnh hưởng tới đường hô hấp và khuếch tán các phân tử độc hại khác lẫn trong nước.

Câu hỏi 389: Có nên làm thêm hồ nước trong chuồng cu, và thêm thau nước trong sàn yến, dưới ống thông gió, ưu nhược điểm?

Trả lời: Bổ sung hồ nước, thau nước trong chuồng cu hay thau nước trong sàn yến là ý tưởng tốt để giảm nhiệt và tăng ẩm cho nhà yến, nhưng lưu ý vật dụng chứa nước là những nơi bẫy vô tình giết chết chim yến khi rơi vào và là nơi chứa phân chim tạo mùi hôi thối khi để lâu ngày.

Câu hỏi 390: Hệ thống phun sương tạo ẩm trong nhà nên sử dụng 1 loại phun sương béc hay kết hợp nhiều loại?

Trả lời: Nên lắp kết hợp nhiều loại tạo ấm béc, phun sương là đường dây phun sương béc sẵn khi nào lượng tổ nhiều thì lắp béc phun vào. Lưu ý, dùng béc tạo âm phải lót bạt chống thấm hoặc hồ nước giả xả tràn.

Câu hỏi 391: Hệ thống máy phun sương ly tâm con gà vào mùa khô khi cài đặt ở độ ẩm 80% thì máy chạy liên tục khiến dể bị cháy? Vậy biện pháp khắc phục?

Trả lời: Có 2 cách:

-Tăng cường thêm máy phun sương gà (phun sương ly tâm) lên gấp đôi.

-Tăng cường thêm hệ thống phun sương béc khi cần thiết. Đối với nhà sử dụng phun sương gà (phun sương ly tâm) để chủ động cho việc tạo ẩm vào mùa khô.

Câu hỏi 392: Bộ điều khiển ẩm H91 thường xuyên báo lỗi E2 cần phải làm gì?

Trả lời: Lỗi do đầu dò lâu ngày bám bụi sương hay đầu dò bị tác động khác.

Tìm nguyên nhân:

- El: Lỗi chưa cắm hoặc cắm dây cảm biến không kỹ.

- E2, E3: Đầu dò tiếp xúc dây cảm biến bị chạm hoặc dính nước. - E4: Độ ẩm tự nhiên vượt quá 98%.

Vì vậy khi máy báo lỗi E2 thì cần kiểm tra đầu dò để kịp thời khắc phục và thay thế.

Câu hỏi 393: Hệ thống phun sương gà có cần lắp rơ-le nhiệt để bảo vệ hay không?

Trả lời: Cần lắp các thiết bị bảo vệ như rơ-le nhiệt, bộ chông chảy .... Vì khi máy hoạt động quá tải khiến máy tự sinh nhiệt, dễ dẫn đến cháy nổ làm ảnh hưởng đến nhà chim.

Câu hỏi 394: Nhà diện tích 300m2 thì cần bao nhiêu máy phun sương gà?

Trả lời: Thông thường mỗi máy diện tích từ 30 - 40m Với diện tích 300m 15 cái là phù hợp (số lượng máy cao hơn trung bình để tăng tuổi thọ máy).

phun sương gà tạo âm được tốt nhất nên sử dụng từ 10 –

Lưu ý: Trong thời gian đầu mới vận hành, nên cài đặt độ ẩm thấp từ 65% - 80%.

Câu hỏi 395: Nhà sử dụng 6 máy phun sương gà thì nên dùng khởi động từ bao nhiêu am-pe là phù hợp?

Trả lời: Dùng khởi động từ 12A là phù hợp.

Câu hỏi 396: Có nên sử dụng khởi động từ 32A cho 4 máy phun sương gà hay không?

Trả lời: Dùng được nhưng tốn phí không cần thiết.

Câu hỏi 397: Tại sao cần phải thường xuyên hiệu chỉnh ẩm độ của điều khiển ẩm H91?

Trả lời: Vì nhà yến mỗi giai đoạn hoạt động cần điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp. Khi tổ nhiều thì cần ẩm nhiều nên tăng ẩm và lắp thêm máy tạo ẩm để tổ không bị rớt và tổ đẹp hơn.

Câu hỏi 398: Phun sương trên mái có tác dụng dẫn dụ chim yến hay không?

Trả lời: Phun sương trên mái nhà yến những ngày nắng nóng rất tốt, vừa giảm nhiệt cho nhà yến vừa để chim bay lượn và đùa nghịch với nước. Ít nhiều có tác dụng dẫn dụ.

Câu hỏi 399: Cách bố trí phun sương ngoài như thế nào để | mang lại hiệu quả dẫn dụ?

Trả lời: Nếu có điều kiện thì lắp hết cả mái nhà, còn không chỉ | cần lắp 1-2 béc tắm chim yến trên chuồng cu là được.

Câu hỏi 400: Phun sương ngoài nên cài đặt phun mây lần trong / ngày, môi lần bao nhiêu phút là được?

Trả lời: Phun vào buổi trưa đến chiều tối (từ 10 giờ - 18 giờ), | mỗi tiếng phun tầm 3-10 phút.

Câu hỏi 401: Trong phòng lượn, thông tầng có cần phun sương hay không?

Trả lời: Bên trong phòng lượn có thể lắp phun sương hoặc tạo mùi khi cần thiết.

Câu hỏi 402: Phun sương bằng nước máy, có clorin có ảnh hưởng gì đến nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Nước máy có mùi clorin sẽ ảnh hưởng đến nhà nuôi chim yến. Tốt nhất, nếu sử dụng nước máy cần có bể chứa trung gian, để clorin bay hơi, hoặc sục oxy.

Câu hỏi 403: Có những cách nào để hạn chế hiện tượng tắc nghẽn bét phun sương?

Trả lời: Nên lọc nước và thay lõi lọc thường xuyên.

Câu hỏi 404: Làm thế nào để khắc phục hiện tượng dư ẩm vào mùa mưa?

Trả lời: Lắp thêm quạt hút để môi trường thông thoáng và ẩm thấp được hút ra bớt, song song đó vệ sinh hết phân chim thường xuyên.

Câu hỏi 405: Có nên dùng timer để hạn giờ phun sương tạo bên trong nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Có thể dùng timer. Tuy nhiên cách này người vận hành cần chủ động theo dõi và hiệu chỉnh cho phủ ở điều hiện thay đổi của thời tiết. Tốt nhất nên dùng kiểm soát ẩm để điều những máy móc tạo âm theo chế độ đã cài đặt.

Câu hỏi 406: Cách giữ ẩm tốt nhất?

Trả lời: Để tạo độ ẩm đảm bảo cho nhà nuôi chim yên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết bị tạo ẩm, thiết kế thông tầng và chuông cụ nhà nuôi chim yến. Ngoài ra việc bố trí hệ thống lỗ thông hơi nhà nuôi chim yễn sẽ quyết định chính trong việc giữ ẩm bên trong nhà yến. Vì vậy, để giữ ấm tốt cho nhà nuôi chim yên cần tính toán lại số lượng và chủng loại thiết bị nên dùng tạo ẩm bên trong, bố trí các lỗ thông hơi cho đảm bảo thông thoảng nhưng không mất ẩm.

Lưu ý: độ ẩm nên cài đặt ở mức tiệm cận dưới mức tối điều kiện độ ẩm bên ngoài cao sẽ không làm cho bên trong nhà nuôi yến đồ ẩm tăng quá cao. Khi nhiệt độ trên 31°C và độ ẩm trên 92% sẽ là điều kiện tối ưu cho nấm mốc phát triển.

Câu hỏi 407: Nên đặt đầu dò máy cảm biến ẩm tự động thế nào cho đúng và cách thay đầu dò nếu bị lỗi?

Trả lời: Nên đặt đầu dò trong phòng ẩm nhất, thường là phòng cuối cùng của tầng đó. Đặt đầu dò ngay trung tâm phòng yến ở và cách thanh làm tổ 30-50cm. Nếu đầu dò bị lỗi thì phải thay mới bộ dò ẩm.

Câu hỏi 408: Để tăng độ ẩm vào mùa khô thì có những biện pháp như thế nào?

Trả lời: Trang bị thêm máy tạo ẩm và bít bớt lỗ thông gió.

Câu hỏi 409: Có nên phủ một lớp cát trong sàn nhà yến để giữ ẩm và tạo ẩm hay không?

Trả lời: Không nên. Vì đây là một cách nhưng sẽ bất cập khi lượng phân chim yến thải ra trên cát sẽ rất khó khăn cho việc vệ sinh chuồng trại.

Câu hỏi 410: Cho hỏi buổi tối có nên chạy ẩm hay không?

Trả lời: Tùy vào mức độ ẩm mà cho chạy hay không chạy ẩm,vì buổi tối là thời gian chim cần sự yên tỉnh.Nếu chạy ẩm vào thời gian này cần hạn chế tiếng ồn. Buổi tối độ ẩm ít dao động, nêu trường hợp thiếu thì vẫn năm chạy ẩm.

Câu hỏi 411: Có quan điểm cho rằng khi tăng độ ẩm từ 80% lên khoảng 85-87% sẽ giúp chim non ở lại nhiều hơn, có đúng như vậykhông?

Trả lời: Có thể do sự trùng hợp các điều kiện trong nhà phù hợp. Độ ẩm không phải là yếu tố quyết định đến việc chim non ở lại.

Câu hỏi 412: Nhà yến bị thấm tường, sàn sau nhiều ngày mưa liên tục, có ảnh hưởng gì không ạ?

Trả lời: Nếu thấm tường, sàn dẫn đến độ ẩm cao, thấm ướt gỗ tạo điều kiện nấm mốc phát triển, nếu không xử lý kịp thời chim yến sẽ bỏ đi.

Câu hỏi 413: Nhà đông chim, vào mùa mưa tổ thường bị mốc, thâm kim, rêu, có những biện pháp nào khắc phục tình trạng này?

Trả lời: Tổ bị mốc, thâm kim, rêu là do các yếu tố độ ẩm, nhà nuôi chim bị bí khí. Vì thế khi vào mùa mưa độ ẩm duy trì ở mức cao, tạo môi trường cho nấm mốc phát triển khi kết hợp nhiệt độ cao vào những ngày có nắng, độ ẩm cao làm cho các loại vi sinh yếm khí phát triển tạo ra khí độc. Vì vậy vào mùa mưa cần chỉnh ẩm độ thấp cho phù hợp, lắp thêm các quạt hút khí từ bên trong ra bên ngoài, tăng độ thông thoáng, tăng lượng oxy cho nhà yến.

Câu hỏi 414: Có quan điểm cho rằng khi tăng độ ẩm từ 80% lên khoảng 85-87% sẽ giúp tổ trắng đẹp hơn, có đúng như vậy không?

Trả lời: Tăng độ ẩm 80% lên khoảng 85-87% sẽ giúp tổ đẹp hơn, không bị co hay đứt sợi, còn độ trắng của tổ là điều kiện thông thoáng trong nhà nuôi chim yến.

Chương 10

HỆ THỐNG ĐIỆN

Câu hỏi 415: Cách thiết kế inverter khi cúp điện nối bình acquy 100A?

Trả lời: Khi sử dụng inverter cho mục đích backup nguồn điện lưới khi mất điện cần lưu ý

- Thứ nhất: Công suất thực của inverter là bao nhiêu (bao nhiêu W?

  Số watt (W) của inverter sẽ cho chúng ta biết inverter đó có thể gánh được bao nhiêu tải (thiết bị tiêu thụ điện cần nối vào inverter cho mục đích nguồn điện dự phòng khi    mất điện).

Thông thường tổng số tải nối vào inverter sẽ không được vượt quá 70% công suất danh định của inverter.

-Thứ hai: Inverter đó dùng bình acquy bao nhiêu Voltage (VDC)? Điều này là hết sức cần thiết vì bình acquy chỉ có thể làm việc đúng với một mức điện áp DC mà nhà thiết kế đã thiết kế ra nó, tuyệt đối không được đấu nối sai điện áp vì điều này sẽ dẫn đến kết quả không lường.

- Thứ ba: Người sử dụng sẽ có bao nhiêu bình acquy để đấu nối vào inverter?

Đây là thao tác đấu nối bình acquy cho inverter, có hai cách đấu nối chính.

a. Đấu nối tiếp: Đầu dương (+) của bình acquy này sẽ nối với đầu âm (-) của acquy kia và cứ thế nối tiếp nhiều bình acquy như vậy, kết quả cuối cùng ta sẽ có hai đầu dây nối vào inverter, tổng điện áp của hai đầu dây này là tổng số điện áp danh định trên mỗi bình acquy cộng lại và điện áp tổng này sẽ bằng với điện áp danh định ngõ vào của inverter.

b.Đấu song song: Đầu dương (+) của bình acquy này sẽ nối với đầu dương (+) của acquy kia và ngược lại cử thê song song nhiều bình acquy như vậy, kết quả cuối cùng ta sẽ có hai đầu dây nối vào inverter, điện áp của hai đầu dây này là điện áp danh định trên mỗi bình acquy và điện áp này sẽ bằng với điện áp danh định ngõ vào của inverter.

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG INVERTER

Lưu ý: Cả hai cách đấu nối trên yêu cầu là tất cả các bình acquy tham gia đấu nối phải đồng bộ với nhau về công suất (AH – ampe hour), điện áp danh định (VDC), độ mới cũ và tiết diện dây dẫn của bình acquy phải phù hợp.

Ngoài ra, số AH trên acquy khi mắc nối tiếp sẽ không đổi và số ampe hour (ampe) sẽ phải đúng với số ampe sạc của inverter. Ở cách đấu số (AH) sẽ là tổng số AH của dân có tình acquy cộng lại và số ampe hour (ampe) sẽ phải đúng với số ampe sạc của inverter.

Do đó người sử dụng cân tìm hiểu ly các thông số của inverter ma nhà sản xuất cung cấp để kết nối với acquy cho đúng.

Câu hỏi 416: Tại sao hệ thống inverter cần phải có chế độ tự kích hoạt khi cúp điện?

Trả lời: Đây là chức năng bắt buộc phải có của các loại inverter dùng cho nhà nuôi chim yến, tùy theo thiết kế của từng nhà sản xuất chúng ta sẽ có các mạch tự động chuyển mạch khác nhau. Vì người sử dụng hoàn toàn thụ động không biết khi nào điện lưới sẽ mất nên mạch tự động chuyển mạch khi mất diện là hoàn toàn bắt buộc phải có trên mỗi inverter. Chúng sẽ tự động kích hoạt ngăn ngừa việc gián đoạn nguồn cung cấp khi sự cố mất điện lưới xảy ra.

Câu hỏi 417: Hệ thống lưu điện phải dùng cho những thiết bị nào của nhà nuôi chim yến khi mất điện?

Trả lời: Tùy theo điều kiện kinh tế của gia chủ mà họ sẽ lựa chọn cho mình hệ thống inverter phù hợp.

Tối thiểu sẽ dùng inverter lưu điện cho hệ thống ampli ru, vì các inverter thông thường giá rẻ đáp ứng được. Các inverter này có công suất từ 700W đến 2KW đi kèm với 1 hoặc 2 acquy 12V 100AH. Chúng sẽ giữ cho nhà yến của gia chủ vẫn còn âm ru khi bị mất điện tránh sự đột biến về âm thanh một cách đột ngột sẽ gây tâm lý hoang mang cho các chim yến đang cư ngụ trong nhà.

- Do đó, nếu có điều kiện hơn thì gia chủ có thể sắm hệ thống inverter – acquy có công suất lớn hơn, nhiều bình acquy trữ điện hơn sẽ giúp giữ được thêm nhiều âm ly hoạt động hơn do đó giữ cho hệ thống âm thanh nhà yến được phong phú đa dạng.

- Thậm chí hệ thống inverter mạnh mẽ cũng sẽ cung cấp nguồn backup cho các thiết bị khác trong nhà yến: phun sương trong ngoài, đèn cú, sục mùi... hoạt động ổn định lâu dài bất chấp tình trạng mất điện lưới xảy ra và kéo dài khả năng vận hành của thiết bị nhà yến đến khi hệ thống điện lưới phục hồi trở lại.

Câu hỏi 418: Dùng bình acquy nước có ảnh hưởng gì tới các mạch điện tử của các thiết bị khác hay không?

Trả lời: Thông thường khi acquy vận hành sẽ sinh ra khí hơi axit, tùy theo hệ thống có nhiều acquy không và vị trí đặt acquy có gần các thiết bị điện tử hay không. Do đó, khi thiết kế phòng kỹ thuật chúng ta phải chú ý đến hệ thống thông gió cũng như không gian rộng rãi sẽ tạo cũng như tránh sự bay hơi axit vào trong các board mạch điện tử gây sự đôi lưu tốt cho không khí làm giảm nhiệt tốt cho các thiết bị điện tử c rã cũng như tăng cao nguy cơ chạm chập cho các board mạch.

muc

Câu hỏi 419: Có dùng được inverter sóng giả sin cho âm ly nhà nuôi chim yến được không?

Trả lời: Thông thường các inverter giá rẻ không đạt chuẩn sẽ

cho ra nguồn điện 220VAC không chất lượng sóng điện xoay chiều ngõ ra sẽ không có dạng sin chuẩn, sóng hài bậc cao xuất hiện trong dòng điện ngõ ra, can nhiễu hoàn lẫn vào sóng điện, dòng tải không cao, điện dao động không ổn định, thiết bị phát nhiệt lớn khi vận hành... Để khắc phục các điều này trước mắt chúng ta cần đầu tư cho mình những hệ thống inverter chất lượng cao, các inverter này được các nhà sản xuất trang bị các linh kiện điện tử chất lượng và hệ thống mạch lọc nguồn điện cao cấp cộng với công nghệ sử lý nguồn điện linh hoạt giúp chúng ta có được nguồn điện sin chuẩn chất lượng cao.

Câu hỏi 420: Ở Việt Nam có những dòng inverter nào thường dùng cho nhà nuôi chim yến?

Trả lời:

- Apollo

- Kano

-TCV

- Vũ Phong

Câu hỏi 421: Hãng inverter Solar Vũ Phong có sử dụng được cho nhà nuôi chim yến hay không?

Trả lời: Có 2 dòng inverter into thông thường và inverter solar. Trong inverter solar lại có chia ra cái dụng tranh và lưng acquy. Vì mục đích của chúng ta là ba ba nuốn điện hold te (sáng hoặc tối) cho nên chúng ta sẽ chọn ai có a thệ We Love Vũ Phong có loại inverter dùng acquy dịng thì vẫn dùng được chế cho nhà yến bình thường.

Câu hỏi 422: Việc chống nóng tầng trên cùng có nên kết hợp sử dụng điện năng lượng mặt trời hay không?

Trả lời: Đây cũng là một ý kiến hay, tuy nhiên khi thiết kế lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời cho nhà yến chúng ta cần lưu ý chừa chỗ trống để tiện việc bảo dưỡng vệ sinh các tấm năng lượng theo định kỳ.

Câu hỏi 423: Việc sử dụng năng lượng mặt trời hòa điện lưới cho nhà yến mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?

Trả lời: Đây là xu thế tất yếu hiện nay của Việt Nam cũng như các nước tràn ngập ánh nắng trên trái đất. Tận dụng nguồn năng lượng vô tận này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính giúp bảo vệ môi trường. Với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 1/3 chi phí tạo dựng nhà yến chúng ta có thể giảm tiền điện phải thanh toán hàng tháng xuống mức bằng không VNĐ hàng tháng kể từ khi hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới đi vào hoạt động. Hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời được bảo hành 20 năm chính hãng, sau 5-10 năm có thể hoàn vốn sau đó là có lãi. Kết hợp việc cung cấp lắp đặt với việc hợp đồng bảo dưỡng định kỳ chúng ta sẽ có thêm khoảng thu nhập cố định định kỳ này nữa.

Lưu ý: Hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ không kèm trữ acquy dự trữ (quy định của Nhà nước vì acquy nằm trong danh mục chất thải rắn nguy hại cho môi trường). Nếu dùng acquy dự trữ sẽ không được điện lực thanh toán lại tiền chúng ta đã cung cấp điện của mình vào lưới điện quốc gia.

Chương 11

HỆ THỐNG QUAN SÁT NHÀ YẾN

Câu hỏi 424: Một phòng nhà yến đặt được mấy camera?

Trả lời: Nên đặt 1 camera loại thường để ánh sáng hồng ngoại vừa phải. Về sau khi nhà chim ổn định thì có thể lắp thêm để quan sát và thuận tiện cho việc quản lý.

Câu hỏi 425: Bóng đèn đỏ của camera có làm yến non sợ hãi không?

Trả lời: Ánh sáng hồng ngoại chim không sợ nhưng không nên lạm dùng lắp nhiều làm loạn ánh sáng.

Câu hỏi 426: Dây camera nên đi chung hay đi riêng với dây loa?

Trả lời: Nên đi riêng để dễ bảo trì, sửa chữa.

Câu hỏi 427: Có nên tích hợp thêm hệ thống báo động cho hệ thống camera?

Trả lời: Nên lắp Camera chống trộm báo động hoặc báo về điện thoại.

Câu hỏi 428: Vị trí lắp đặt camera cần phải thỏa mãn tiêu chí gì?

Trả lời: Lắp những nơi không vướn đường chim yến bay lượn, lắp góc quan sát rộng, lặp sao phân chim không rơi vào, lắp dấu Camera

để phòng trộm.

PHỤ LỤC 1

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TẦM CAO VIỆT VỀ ĐIỀU KIỆN NHÀ NUÔI CHIM YÉN

LẤY TỔ

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về điều kiện nhà nuôi/ trại nuôi/ khu vực nuôi chim yến lấy tổ do Công ty TNHH Tầm Cao Việt thiết kế, thi công lắp đặt.

2. Các yêu cầu:

2.1. Vị trí:

- Vị trí xây dựng nhà nuôi yến/trại nuôi yến phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép; có nguồn nước sạch đủ cung cấp mỗi ngày cho hoạt động phun sương tạo ẩm và đảm bảo điều kiện vệ sinh khu vực nuôi yến.

Khoảng cách từ nhà nuôi yến/trại nuôi yến đến bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người, đường giao thông liên tỉnh, liên huyện tối thiểu 100 m.

2.2. Yêu cầu về nhà nuôi yến/trại nuôi yến:

- Xung danh nhà nuôi yến/trại nuôi yến phải có tường kín bao quan hệ xách biệt với bên ngoài để đảm bảo hạn chế người và động vật t bên ngoài xâm nhập vào.

- Phố trí riêng biệt các khu: khu nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị nữ, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan, khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn và các khu phụ trợ khác (nếu có).

- Cổng ra vào nhà nuôi/trại nuôi yên, phải bố trí hộ khử trùng và phương tiện khử trùng, tiêu độc, có biển báo một số điều cấm hoặc

-hạn chế đối với khách ra vào trại.

- Có nơi để công cụ, dụng cụ, dung dịch, sổ sách ghi chép tình hình phát triển, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

- Có phòng thay bảo hộ lao động, khử trùng, tiêu độc trước khi vào nhà nuôi/trại nuôi.

- Nhà nuôi yến/trại nuôi yến phải đảm bảo thông thoáng, ánh sáng,nhiệt độ, ẩm độ phù hợp với quy trình nuôi chi yến.

- Hệ thống đèn chiếu sáng, có lan can bảo vệ lôi thông tâng, cầu thang nhằm đảm bảo an toàn cho người quản lý - chăm sóc.

- Nền nhà nuôi yến phải đảm bảo không trơn trượt, thoát nước tốt, tránh đọng nước.

- Mái nhà nuôi phải đạt chiều cao tiêu chuẩn, thoáng, có khả năng chống nóng, không bị dột.

- Đường thoát nước thải từ nhà nuôi/trại nuôi yến đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác.

Các thiết bị dùng trong hoạt động chăm sóc, quản lý nhà nuôi yến/trại nuôi yến phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.

2.3. Nguồn nước sử dụng trong nhà nuôi/trại nuôi yến

- Thực hiện kiểm tra định kỳ nguồn nước sử dụng định kỳ tối thiểu 2 lần/năm.

- Vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hóa chất, dụng cụ khử trùng hệ thống nước cấp định kỳ.

- Đảm bảo lượng nước phục vụ cho việc phun sương và tạo ẩm. - Nguồn nước sử dụng trong nhà nuôi yến/trại nuôi yến phải đảm bảo đạt yêu cầu QCVN 01–39/2011 BNNPTNT.

2.4. Quản lý thức ăn và các hóa chất/ dung dịch tạo mùi trong việc dẫn dụ yến 

- Tuy nguồn thức ăn của chim yến là hoàn toàn từ tự nhiên nhưng vẫn cần có hồ sơ ghi chép việc bổ sung thức ăn (nếu có) và các hóa chất sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng trong hoạt động dẫn dụ chim yến.

Tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất độc hại phun trực tiếp lên tổ

2.5 Chăm sóc, nuôi dưỡng

- Phải có quy trình chăm sóc và quản lý nhà nuôi yến/trại yến phù hợp với tập tính chim yến.

Chất lượng không khí trong nhà nuôi/ trại nuôi yến đảm bảo QCVN 01-79/2011 BNNPTNT.

2.6. Vệ sinh thú y

- Sát trùng tại cổng ra vào nhà nuôi/ trại nuôi yến, khu nuôi yến theo quy định hiện hành.

Hạn chế khách thăm quan khu nhà yến/ trại nuôi yến. Đối với những khách đến tham quan thì phải chấp hành quy trình bảo hộ, tiêu độc khử trùng của cơ sở.

- Cơ sở nuôi yến phải thực hiện tốt quy trình chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh.

- Cơ sở nuôi phải có quy trình vệ sinh tiêu độc định kỳ đối với dụng cụ, môi trường nhà yến/ trại nuôi yến.

2.7. Xử lý chất thải

- Nhà yến/ trại nuôi yến cần phải có phương pháp xử lý chất thải đảm bảo đạt các chỉ tiêu về môi trường theo quy định hiện hành. - Khu chí tự lý chất thải ở phía cuối khu vực nuôi, có địa thế thấp nhất của thai cha nuôi.

- Phần múp ủi được thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng trước 1 d ng vào mục đích tạo mùi sinh cảnh dẫn dụ hoặc các mục đến Khá

- Phải có t, thống thu gom và xử lý nước thải (nếu có). Nước thải phải đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra ngoài môi trường.

- Bộ trí khu vực tiêu hủy trong khu xử lý chất thải cách xa tôi thiếu 20m đối với giếng nước, nguồn nước mặt và chuồng nuôi.

- Tổng diện tích nuôi và cơ cấu diện tích các khu phải phù hợp với

công suất thiết kế của cơ sở.

2.8. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

- Có chương trình kiểm soát côn trùng, thiên địch và động vật gây hại khác cho nhà yến/ trại nuôi yến.

- Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông công rãnh, sát trùng xung quanh nhà yến/ trại nuôi.

2.9. Kiểm soát dịch bệnh

- Thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, đề phòng dịch bệnh xảy ra và đảm bảo ghi chép thông tin đầy đủ lưu hồ sơ.

- Khi phát hiện chim chết bất thường cần báo cho cán bộ kỹ thuật/thú y địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.10. Vệ sinh công nhân

- Có hồ sơ sức khỏe cá nhân và khám sức khỏe định kỳ cho công nhân định kỳ 1 lần/năm.

- Đảm bảo trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân như: áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân. - Đảm bảo tuân thủ nội quy quy định vệ sinh đối với người trong cơ sở nuôi yến.

Nghề dẫn dụ gây nuôi chim yến là một nghề mới, chưa có văn bản pháp quy định cụ thể. Việc xây dựng Tiêu chuẩn TCV về chuồng nuôi chim yến dựa theo:

về điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học do Bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN01-15:2010/BNNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thuộc lĩnh vực Nông nghiệp.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-79:2011/BNNPTNT về cơ sở chăn nuôi gia súc - gia câm - quy trình kiểm tra - đánh giá điều kiện vệ sinh thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thuộc lĩnh vực Nông nghiệp.

Phụ lục 2

NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VỆ SINH, SÁT TRÙNG NHÀ NUÔI YẾN

VÀ DỤNG CỤ THU HÁI TỎ YẾN

Trong nghề nuôi chim yến trong nhà nói riêng và chăn nuôi nói chung, việc vệ sinh - phòng chống dịch bệnh là việc rất cần thiết. Các bước thực hiện cần phải đúng quy trình để đạt hiệu quả cao, giúp phòng, chống bệnh dịch phát triển và kéo dài lâu ngày tại khu vực nuôi

Trên thực tế hiện nay, nghề nuôi chim yến trong nhà ở nước ta và trên thế giới chưa xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, việc vệ sinh, phòng chống dịch bệnh vẫn cần được phổ biến và áp dụng rộng rãi. Việc sát trùng khu vực nuôi yến và dụng cụ thu hái tổ yến giúp tăng hiệu quả cũng như đảm bảo vệ sinh, giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Các mầm bệnh (là các vi sinh vật gây bệnh) có sẵn trong môi trường sống của chim yến, có thể bùng phát thành dịch bệnh nếu gặp điều kiện môi trường thích hợp. Nhưng chúng cũng dễ bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi. Do đó, để hạn chế sự phát triển và bùng phát của mầm bệnh chúng ta cần phải xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng nhà yến/trại nuôi yến và các dụng cụ thu hái. Khi xây dựng chương trình cần phải ghi chép theo dõi về thời gian, loại thuốc, nồng độ... Mỗi mô hình nhà nuôi chim yến đều có một quy trình khác nhau nhưng cần chú ý các nguyên tắc và quy trình chung như sau:

I. Nguyên tắc thực hiện vệ sinh, sát trùng nhà nuôi/khu vực nuôi chim yến

1. Vệ sinh sạch sẽ các loại phân, chất thải hữu cơ vì trong phân thường chứa các vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh.

2. Chỉ dùng các thuốc sát trùng khi bạn đã làm sạch các te riên nhà khu vực nhà nuôi, dụng cụ...

3. Các loại thuốc sát trùng sử dụng trong nhà nuôi chim yên phải không có mùi như: nước vôi, baking soda, sunred as... Hoặc sử dụng đèn

chiếu tia UV sóng ngắn.

4. Vì các vi sinh vật sống và phát triển kém ở môi trường khô nên phải để khô trong điều kiện nhà nuôi chim yến có thể.

II. Quy trình thực hiện vệ sinh, sát trùng nhà yến/trại yến Vệ sinh, sát trùng nhà nuôi yên/khu vực nuôi yên cân phải thực hiện theo đúng quy trình và các bước sau.

Bước 1: Làm sạch phân và các chất thải hữu cơ

- Dọn dẹp các chất thải trước khi sử dụng các loại thuốc sát trùng. Phân, chất thải... làm cho thuốc sát trùng mất tác dụng hoặc tác dụng

kém.

- Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng, các dụng cụ chuyên dụng làm sạch các chất thải, phân bám trên nền, tường, bề mặt nhà nuôi/khu vực nuôi....

Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước

- Sau đã làm sạch phân và các chất thải bằng xẻng, vẹt... thì ta tiến hành rửa sạch chuồng nuôi... bằng nước.

- Còn các vị trí khó rửa như góc, khe... thì phải dùng vòi xịt có áp lực lớn để đánh bật các chất bẩn bám trên bề mặt.

Bước 3: Tẩy bằng nước vôi, baking soda, sunred as

- Sử dụng nước với 30%, baking soda, sunred as 0,5% để phun, ngâm, dội rửa nền và các dụng cụ vệ sinh sau khi đã vệ sinh bằng

nước.

Bước 4: Sát trùng bằng thuốc sát trùng không ảnh hưởng tới chất lượng tổ yến

Sử dụng nước sạch, có độ - Sử dụng các thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp, pha loãng theo pH trung tính để pha loãng thuốc. Không sử dụng nước cứng (là nước đá vôi) để pha loãng thuốc vì nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất tatc1 dụng thuốc.Nhiệt độ nước ở điều kiện phòng.Không nóng quá,cũng không lạnh quá.

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, thời gian sử dụng sau khi pha loãng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

 Từng loại thuốc có tác dụng sát trùng, tiêu độc một nhóm số virut, vi khuẩn nhất định. Một số loại virut cần thuốc sát trùng riêng nên bà con lưu ý khi phòng dịch và dập dịch.

Phải sử dụng quần áo bảo hộ khi phun thuốc sát trùng. Có thể dùng máy chuyên dụng để phun hoặc nếu không có điều kiện sử dụng máy chuyên dụng có thể sử dụng các loại bình phun thuốc sâu thay thế.

Bước 5: Để khô

- Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với nhà nuôi/trại nuôi thì thời gian để khô trong điều kiện tối đa không giới hạn.

Trên đây là các bước thực hiện quy trình an toàn sinh học, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhà nuôi yến/trại yến, dụng cụ thu hái tổ yến. Phải làm tốt khâu phòng bệnh mà ở đây là tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tối đa bệnh dịch xảy ra.

Cty.Yến Sào Phương Toàn.

 

Nghề “Đãi Vàng" Từ Chim Yến

 

Tổ yến – yến sào là một nguyên liệu quý cho con người. Tổ yến đã được ghi nhận từ triều đại nhà Đường (618 - 907) được dùng trong các bữa yến tiệc chiêu đãi các Đại thần hoặc các sứ giả từ nước ngoài tới.

Đặc biệt trong tổ yến có 18 loại acid amin trong đó có acid Sialic và Tyrosine có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ bởi chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu, tổ yến có tác dụng làm sạch phổi và cơ quan hô hấp, chống lão hóa, tăng tuổi thọ... Tổ yến là một trong món ăn Bát trân của người xưa, riêng món yến sào được dùng cho các Hoàng Hậu, Vương Phi, Cung tần, Mỹ nữ... tẩm bổ giữ gìn khuôn vàng, thước ngọc.

Tổ yến được dùng trong Y học của người Trung Hoa như một vị thuốc quý: bồi bổ sức khỏe, tổ yến có vị ngọt, tính bình tác động vào hai kinh phế và vị, tác dụng nuôi phế âm, tiêu đờm, hết họ, dùng chữa hư yếu, ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết... Đối với người ốm mới dậy, người già suy nhược, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em gầy yếu... thì tổ yến được xem là vị thuốc tiên.

Chính vì lẽ đó hiện nay giá tổ yến trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là tổ yến đảo, tổ yến nhà xuất xứ Việt Nam đều có giá trị kinh tế cao trên thị trường trong nước và trong khu vực.

Trong một vài năm gần đây nhà yến phát triển rất nhanh trên khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt là khu vực miền Tây Nam bộ và Trung Tây Nguyên... phát triển mạnh mẽ,

Nghề nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu tư một lần. mà thu hoạch mãi mãi, diện tích sử dụng đất không đáng kể, chỉ cần một trăm mét vuông đất có thể tận dụng trên đất bị hoang hóa,đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn... cũng có thể xây dựng được nhà nuôi yến.

Để có tổ Yến yến tốt, chất lượng, phát triển nghề nuôi chim Yến bền vững, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho người đầu tư, tác giả Nguyễn Chung cho ra đời cuốn sách: NGHỀ "ĐÃI VÀNG” TỪ CHIM YẾN. Là một cuốn sách hay, hữu ích cho các chủ nhà yến góp phần làm gia tăng giá trị tổ yến.

Hy vọng cuốn sách với một pho kiến thức quý báu được tích lũy, trải nghiệm, luôn được cập nhật thông tin mới, công nghệ mới về nghề nuôi Yến ở trong nước và trong khu vực giúp bà con nằm vững các kiến thức cơ bản về tập tính, sinh học, kỹ thuật nuôi, sắp xếp các vấn đề có hệ thống và khoa học, nâng cao hiệu quả, tăng năng suất, phát triển ổn định, đúng hướng, phát triển bền vững ngành nghề Yến sào Việt Nam.

Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

 

Phần Một

HIỆN TRẠNG & CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NGHỀ NUÔI CHIM YẾN NHÀ VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nghề yến nhà ở Việt Nam được đánh giá là ngành nghề khai thác tiềm năng không trung nguồn côn trùng bay, xanh và sạch, không khói, tạo ra một sản vật thiên nhiên bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh cho con người, có giá trị xuất khẩu cao, nhưng ít có tính cạnh tranh, bon chen và giành giựt giữa các chủ thể sản xuất.

Tư liệu sản xuất đơn giản, diện tích đất nhỏ 100 - 200 m2 là có một nhà yến, lao động vận hành đơn giản, điện năng hao tốn ít, phí quản lý thấp.

Từ những năm 1990, chim yến tự nhiên đã vào các căn nhà bỏ hoang, rạp chiếu bóng, chợ, nhà sách, văn phòng làm việc trú ở, làm tổ sinh sản duy trì nòi giống phát triển đàn, nhưng nghề yến nhà Việt Nam thật sự khởi phát là từ căn nhà yến xây vào năm 2003 tại ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh và từ đó lan tỏa tự phát ra đến các tỉnh/thành trên cả nước.

Nghề yến nhà ở Việt Nam, tính từ năm 2003 đến nay đã là 15 năm, dù tự phát tự phát triển cũng đã thành công, tạo ra một sản lượng tổ yến hàng hóa hơn 50 tấn/năm 2017 với 7.000 nhà yến, 1.065.000 m2 sàn nuôi, thành một ngành nghề được các nhà hoạch định chính sách vĩ mô công nhận.

Con chim yến bé nhỏ được gọi là động vật hoang dã gây giống được, có tên trong danh mục của các động vật được phép nuôi ghi trong Luật Chăn nuôi của nước ta sẽ được Quốc Hội thông qua.

Để phát triển nghề yến nhà ở Việt Nam bền vững, các vấn đề liên quan cần được xác định và thực hiện lâu dài.

1. HIỆN TRẠNG NGHỀ YẾN NHÀ Ở VIỆT NAM

Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường của vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, rìa lục địa nên có nhiều vùng nóng ẩm quanh năm. Bờ biển dài, nhiều ao hồ, sông lạch nên độ ẩm cao trên 60 - 65%.

Đất đai nhiều vùng còn hoang hóa, rừng cây bụi chiếm khoảng 30 - 40% và đất nông nghiệp trồng lúa nước hơn 50% đã tạo tiền năng lớn trong sản sinh nguồn côn trùng bay vô cùng phong phú và dồi dào về chủng loại làm mồi ăn cho chim yến.

Đặc biệt tại các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiềm năng này rất lớn nên khả năng phát triển nghề yêu nhà tại đây không hạn chế trong nhiều năm tới, trong tương lai cả trên 100 năm, (xin nói thêm là khí hậu của Indonesia, Malaysia... là khí hậu nhiệt đới hải đảo xích đạo và chim yến sống tại đây hơn 50% là chim yến rêu cỏ, tổ yến rêu không có giá trị thương mại, tài liệu của TS. Phách - Thống kê 1996 tại Indonesia có 12.510.000 chim yến tổ trắng và 7.031.200 chim yến tổ rêu, tại Malaysia có 189.000 chim yến tổ trắng và 1.500.000 chim yến tổ rêu, tại Việt Nam 750.000 chim yến tổ trắng và 186.000 chim yến tổ rêu).

Vào thời điểm 1995 – 2010, ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan liên tục xảy ra nạn đốt rừng lấy gỗ hàng năm, rồi động đất và sóng thần đã tác động thay đổi môi trường sống của chim yến, nguồn côn trùng bay mồi ăn giảm buộc chim yến phải tìm nơi cư trú mới. Chúng nương theo gió mùa Tây Nam – Đông Bắc di chuyển lên phía Bắc vào miền Nam Thái Lan (Chumphon, Krabi, Narathiwat, Pattani, các tỉnh ven biển Việt Nam (Bạc Liêu, Sóc Trăng...), ở khu vực Vịnh Phuket...), vào Campuchia (Koh Rong, Sihanookville, Kampot...), đến Thái Lan (Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá...) rồi tiến sâu vào nội địa của Việt Nam định cư tại những vùng có nhiều côn trùng và môi trường phù hợp.

Đây có thể xem là kỳ tích của ngành nghề yến nhà Việt Nam. Từ tháng 3 – 6 mỗi năm tiếp nhận một số lượng chim yến lớn từ các vùng phía Nam (các vùng yển nhà của Indonesia, Malaysia và Thái Lan...) di thực tìm đến các vùng dồi dào mồi ăn côn trùng bay ở phía Bắc của khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Campuchia) tìm mồi ăn để sống và duy trì nồi giống.

Nhà yến có chiều dài trên 25m,bố trí chuồng cu ở giữa.

Theo số liệu nắm được và đối chiếu từ nhiều nguồn, đến cuối năm 2017, Việt Nam có 41 tỉnh/thành trên cả nước từ Ninh Bình, Nam Định cho đến Năm Căn Mũi Cà Mau, đảo ngọc Phú Quốc có khoảng 7.000 nhà yến, diện tích sàn nuôi khoảng 1.065.000 m2, tổng đàn chim yến phỏng đoán trên là 6.500.000 con và sản lượng tổ yến thu hoạch trong năm 2017 gần 50 tấn, riêng vùng phía Bắc đèo Hải Vân có hơn 300 nhà.

Vốn đầu tư của xã hội vào nghề yến nhà hơn 5.000 tỷ đồng, tạo ra sản phẩm hàng hóa tương đương 900 tỷ/năm 2017.

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm nuôi chim yến lớn nhất cả nước, kế tiếp là Rạch Giá, Bình Định, Đồng Nai, Bạc Liêu...

Với tổng dân số đàn chim yến Việt hiện nay và với tốc độ tăng cơ hữu là 13,4%/năm (TS. Phách và các cộng sự đã có công trình nghiên cứu về tỷ lệ tăng dân số của chim yến Việt sống tại đảo là 10,4%/năm) và không tính đến số chim yến của các nước Indonesia | Malaysia và Thái Lan do thay đổi môi trường sống khi tốc độ đôi hóa, công nghiệp hóa, và các khu nghỉ dưỡng cao cấp xóa mất số vùng sản sinh mồi ăn côn trùng nên chim phải di thực tìm đến có nguồn côn trùng dồi dào như Campuchia và Việt Nam thì tổng dân số đàn chim yến Việt sẽ tăng nhanh trong tương lai và vì vậy cũngcần nhiều diện tích sàn cho chim trú ở.

Cũng giống như ở Indonesia và Malaysia, trong thời kỳ đầu các nhà yến ở Việt Nam cũng chỉ có 8 - 10% thành công rất tốt, 10 - 15% thành công tốt, 20 - 25% thành công trung bình và 40 - 50% nhà yến kém hiệu quả mà nguyên nhân của thời kỳ tự phát quá độ là xây dựng nhà yến cấu trúc chưa đạt, kỹ thuật tư vấn vẫn còn ở bước bắt đầu.

Tỷ lệ này đã thay đổi cho những nhà yến xây dựng sau năm 2014, tỷ lệ thành công cao do trình độ kỹ thuật, tay nghề của các tư vấn kỹ thuật được nâng cao nhờ kinh nghiệm tích lũy trong quá trình hành nghề.

Trong 15 năm nghề nuôi chim yến phát triển tự phát, có những điều cần ghi nhận:

- Do không quản lý nên các nhà yến xây dựng tự phát có nhiều bất cập, ở một số tỉnh thành nhiều nhà yến chen nhau trong các khu là dân cư, nhiều nhà yến chắp vá cải sửa từ nhà ở, phía trên lợp tôn nuôi chim yến, phá vỡ cảnh quan đô thị và gặp sự phản kháng của một số cư dân đô thị sống bên cạnh nhà yến.

- Xuất hiện những vùng xây nhà yến tập trung dày đặc, không tuân theo nguyên tắc kỹ thuật, nhà xây san sát, nhiều nhà yến lỗ thu chim nhà này đối diện với nhà khác chỉ 5 - 10 m.

Hoài Nhơn, Bình Định trong vòng 1,5 km2 có hơn 400 nhà yến. Vùng Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam và Hoài Hương, huyện Nghĩa An, Nghĩa Phú Quảng Ngãi cũng đang xuất hiện tình trạng ( Vùng Hà Tiên tại khu vực chợ Tô Châu gần 150 nhà yến và tại tư xây dựng ồ ạt.Chim yến di thực từ các vùng phía Nam khu vực Đông Nam Á đến Việt Nam vùng phía Bắc Đông Nam Á thì cũng phải nói đến hiện tượng chim yến các tỉnh phía Nam Việt Nam di thực đến vùng phía Bắc đèo Hải Vân từ tháng 4 - 8 mỗi năm một số lượng lớn, chim ở lại các nhà yến ở đây tiếp tục sống và làm tổ duy trì sinh sản, duy trì nòi giống. Chu kỳ này xảy ra mỗi năm mà các chủ nhà yến ở đây gọi là mùa chim yến di thực từ nhiều nơi kéo về.

Chim yến sinh sống ở đây, nếu gặp năm nào mùa rét lạnh nhiệt độ trên 14°C chim có thể sống qua mùa đông. Những năm lạnh xuống sâu thấp hơn 10°C kéo dài trong 7 - 10 ngày là chim chết khát, chết đói.

Khu vực này có khoảng 300 nhà yến. Các đợt rét năm 2011, 2013 và 2016 đã giết hết chim ở trong nhà yến, đợt rét năm 2016 gần 100.000 chim yến chết ở các nhà yến ở Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Nghệ An và Hải Phòng, thiệt hại hơn 100 tỷ.

Chất lượng tổ yến đến tay người tiêu dùng chưa được quản lý.

Tổ yến là thực phẩm thiên nhiên nên chất lượng dinh dưỡng luôn bị biến đổi do các tác động của môi trường bên ngoài và sự xâm hại của các loại nấm mốc, vi khuẩn làm chất lượng dinh dưỡng giảm. Ngoài ra, còn có sự xen lẫn với các nguồn tổ yến ngoại nhập mà hàm lượng đạm trong tổ yến thấp dưới 30%, thậm chí chỉ còn 5 - 10% và có mẫu gần như không còn đạm, bị vết kim loại nặng nhất là chì.

Người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn thiệt thòi khi tiêu thụ những sản phẩm gọi là tổ yến nhưng có thể nguyên liệu thực chất chỉ còn là những sợi chitosan/chitin bị tẩy trắng hoặc với dịch nước đường đậm đặc, tạo sự hưng phấn tức thời ngay khi hưởng thụ nhưng giá trị dinh dưỡng của một sản vật cao quí chỉ có rất ít hoặc không có.

Người tiêu dùng Việt Nam đang bỏ những số tiền lớn để mua những sản phẩm từ tổ yến của nước ngoài mà không có cơ quan nào kiểm định chất lượng.Ngày nay, với sự giàu có, thịnh vượng kinh tế, người Trung Quốc đã biết cách tiêu thụ tổ yến. Họ chỉ chấp nhận tiêu dùng tổ yến trắng, trắng ngà có chất lượng 45 - 65% đạm hoặc nếu dùng tổ yến đã chế biến phải là màu trắng và nhà sản xuất phải ghi rõ chất lượng, có dán nhãn truy xuất nguồn gốc.

Trung Quốc, năm 2011 đã trả lại Malaysia 400 kg tổ yến huyết có hàm lượng Nitrate trên 4000 ppm gây ngộ độc cho người tiêu dùng và đầu năm 2018, phát hiện lỗ yến hũ của Malaysia, kiểm tra có 97% nước đường với một ít sợi yến, được đánh giá hàm lượng dinh dưỡng không bằng quả trứng gà.

Giá tổ yến nhà Việt được người tiêu thụ Việt Nam xác định theo cảm tính

Đến nay, gần như 100% người Việt Nam tiêu thụ tổ yến định giá tổ yến trên cảm quan, sợi yến càng dai càng có giá trị. Giá tổ yến thô xô tại khu vực từ Nha Trang trở ra các tỉnh phía Bắc giá dao động từ 1.800 - 2.000 USD/kg, giá yến tại khu vực phía Nam vì sợi mềm ít dai nên thấp, giá dao động 800 - 1.000 USD/kg.

Giá này không phản ảnh thực chất giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến vì tính chất sợi yến dai hay mềm là do vỏ loại côn trùng bay có vỏ cứng hay mềm, chất chitin nhiều hay ít và thời gian nằm trong nhà yến kéo dài bị tác động của các loại khí NO, NO2, NO3. Côn trùng bay ở các tỉnh miền Nam phần lớn là các loại rầy vỏ cánh mềm còn ở miền Trung thì là các loại bọ cánh cứng, chuồn chuồn kim v.v...

- Tổ yến nhà Việt Nam đã xuất khẩu qua nhiều nước

Tổ yến nhà Việt Nam đã xuất dạng thô, dạng rút lông qua các cửa khẩu Việt Nam / Trung Quốc, dạng tiểu ngạch, mỗi năm trên 5 - 6 tấn.

Tiêu chuẩn Trung Quốc là mua hàng tổ yến thô có màu sắc trắng hay trắng ngà, ít lông, không bị dính phân, không bị ve mặt ẩn núp, tổ nặng 7 - 8 gram trở lên còn gọi là hàng SUPER.

Trong những năm qua, ở Rạch Giá, Bạc Liêu đã xuất khẩu tổ yến dạng tinh theo đường gia đình vào các thị trường có người Việt sinh sống như Úc, EU và Bắc Mỹ. Xuất vào các thị trường khó tính, cấm ăn các sản vật trên trời, chỉ cho phép dùng những sản vật dưới nước nên tổ yến Việt Nam xuất đi với hình thức là vi cước cá, sợi miến, bún gạo.

Đặc biệt có một hộ gia đình ở California có giấy phép được nhập khẩu tổ yến tinh chế của một nhà yến ở Rạch Giá.

Hiện nay, có một số công ty đã và đang xúc tiến hoạt động thương mại xuất khẩu tổ yến Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, Ma Cao. Trong 2 năm 2016, 2017 và đầu năm 2018, tổ yến nhà Việt đã chính thức được giới thiệu tại thị trường Trung Quốc qua tham dự các triển lãm tại đây.

Một công ty Việt Nam kết hợp với Ban Tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế "Con đường tơ lụa thế kỷ 21 Quảng Đông” năm 2017 do China Council for the Promotion of International Trade Guangdong Committee (CCPIT Guang dong) tổ chức ngày 21-24/09/2017.

Tổ yến nhà Việt tham gia dưới dạng tổ yến sạch và tổ yến tinh được giới thiệu và bán tại triển lãm ở thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Giá bán tổ yến tại triển lãm của các gian hàng Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia... dao động 1.800 - 2.100 USD/kg yến sạch và yến tinh.

Người Trung Quốc thường vào tận nhà yến chọn mua tổ những tổ yến trắng làm trên tường, trên vách đá hình dạng cân đố đẹp, nặng trên 8 gram, ít lông, không có ve mạt họ mua giá cao, họ mua khoảng 2.800 USD/kg.

2. BIỆN PHÁP ĐỂ NGHỀ NUÔI CHIM YẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Để nghề nuôi chim yến nhà Việt Nam phát triển bền vững, các việc cần làm:

-Tạo ra được tổ yến hàng hóa

Hiện nay, chúng ta khai thác trong năm 2017, ước khoảng gần 50 tấn, con số này chưa đủ cho tiêu dùng trong nước, nên trong tương lai gần các nhà đầu tư trong nước cần gia tăng xây dựng nhà yến để tăng sản lượng cung cho thị trường trong và ngoài nước.

Indonesia hiện nay đã sản xuất trên 2.175 tấn tổ yến thô Malaysia đang hướng tới đạt 870 tấn vào năm 2020.

Để có tổ yến hàng hóa, tổ yến Việt Nam phải có ít nhất 30 40% đạt chất lượng, thậm chí trên 50% số tổ yến thu hái được đ chế biến được yến sạch, yến tinh xuất khẩu nhưng điều này rất khi trong thực trạng nghề yến Việt Nam hiện nay vì có hơn 70% tổ yến không đạt chất lượng dinh dưỡng.

nguồn gốc để tổ yến Việt đáp ứng các yêu cầu thông quan của Trung - Xây dựng thương hiệu Quốc gia, chỉ dẫn địa lý và truy xuất Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Đặc biệt Trung Quốc, nơi tiêu thụ hơn 80% tổ yến của các nước Đông Nam Á. Thị trường này rất lớn nhưng cánh cửa vào lại rất hẹp với các rào cản kỹ thuật và hành chính.

Năm 2006, doanh số mua bán tổ yến ghi nhận tại Hồng Kông là hơn 6 tỷ USD mà Indonesia chiếm hơn 70% thị phần.

Từng bước tạo được thị phần tại các thị trường tiêu thụ tổ yến là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... đồng thời tại các nước nơi có

nhiều người Việt sinh sống.-

Việt Nam cần có những bước tiến nhanh và mạnh về chính sách, từ chính quyền trung ương đến địa phương

Luật chăn nuôi cần sớm ra đời để có các chính sách, chủ trương qui định ngành nghề nuôi chim yến. Chính sách phải tạo được thuận lợi đặc thù trong xây dựng nhà yến và có biện pháp hành chánh, kỹ thuật để ngăn chặn nguồn yến chất lượng thấp vào Việt Nam.

Những công cụ, chiến lược cần làm để tác động phát triển bền vững nghề nuôi chim yến Việt Nam:

* Thống kê và qui hoạch phát triển nghề yến nhà

Thực hiện thống kê số lượng nhà yến, tình trạng và cấu trúc, diện tích sàn nuôi và số chim, số tổ của mỗi nhà yến của mỗi xã địa phương. Trên cơ sở này tính đến tỷ lệ chim tăng đàn, dân số chim yến của từng thời kỳ, vùng côn trùng để xác định số lượng nhà yến cần có đến năm 2025, đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Nhà yến xây năm 2010

Quy hoạch chi tiết vùng được nuôi chim yến đến các xã địa phương. Với những nhà yến đã có trong khu dân cư cần qui hoạch thành vùng bảo tồn nuôi chim yến không cho xây thêm nhà yến.

* Nâng cao tính kỹ thuật và tận dụng những nhà yến đã có kém hiệu quả, sửa chữa lại để khai thác

Vấn đề này rất quan trọng vì huy động được diện tích sàn nuô chim yến hiện có chưa khai thác nuôi chim yến thành công khoản trên 600.000 m2 sàn nhà yến.

Điều này khó vì các chủ nhà yến gần như hết khả năng tà chính để chỉnh sửa nên cần có các biện pháp khác.

Ở Malaysia, từ năm 2010 có cách kinh doanh kỹ thuật mới, mà số công ty hợp đồng với các chủ nhà yến không hiệu quả. Các côn ty này đầu tư cải sửa, trang thiết bị lại và được quyền khai thác yến trong một số năm theo tỷ lệ thỏa thuận với sự chăm sóc, quản lý của công ty.

Công ty đầu tư kinh doanh kỹ thuật sẽ có nguồn cung cấp t yến ổn định, nhà yến được quản lý kỹ thuật tốt về các mặt vệ sin dịch tễ, chất lượng dinh dưỡng để đảm bảo đạt qui chuẩn.

- Thực hiện kỹ thuật tốt đảm bảo thành công và hiệu quả.

Tốc độ đầu tư nhà yến mới hiện nay nhanh và thay đổi từ tháng, tăng từ 20 - 30%/năm tùy theo mỗi địa phương. Đến nă 2025, nghề yến nhà Việt Nam có thể có trên 15.000 nhà yến, diệ tích sàn xây dựng 2.000.000 - 2.100.000 m2.

Các nhà yến xây mới trong vùng qui hoạch, hội đủ các yếu kỹ thuật "vùng nuôi tốt, cấu trúc và môi trường nhà yến đảm bị yêu cầu sinh thái của chim yến, trang thiết bị đủ và quản lý hành nhà yến đúng" nên đảm bảo thành công, khai thác có hiệu quả.

- Đảm bảo giá trị dinh dưỡng tổ yến đến người tiêu dùng tr và ngoài nước ổn định ở mức độ cao nhất có thể thực hiện đư Với tác động của các Enzyme trong cơ chế sinh học đặc hữu của c yến (Aerodramus fuciphagus), sau khi dịch tiết ra từ các tuyến bọt được chim yến quẹt thành sợi yến. Các chất dinh dưỡng được bao bọc bởi lớp màng chitosan không tan trong nước, hàm lượng đạm dinh dưỡng của sợi yến cao, có thể đạt đến 60 - 65%.

Là thực phẩm tự nhiên nên hàm lượng dinh dưỡng sẽ giảm dần khi bị tác động của các loại khí độc NH3, NO, NO3, SO, SO2... sinh ra trong quá trình phân chim yến phân hủy và các loại sinh vật như mạt, ve chim, các loại vi khuẩn, nấm mốc sống ký sinh trên tổ yến làm chất lượng dinh dưỡng giảm dần, có thể giảm đến mức thấp nhất có thể dưới 10%, khi tổ yến nằm trong nhà yến lâu nên phải xây dựng các qui chuẩn vận hành nhà yến.

Qui chuẩn là vệ sinh nhà yến đúng qui trình đúng định kỳ, thu hái tổ yến đúng thời điểm chim non đã bỏ tổ, thu tổ 3 - 4 lần/năm mà Indonesia, Malaysia đang áp dụng để có những tổ yến trắng, không có mạt về cư trú.

Ngăn chặn nguồn tổ yến có giá trị dinh dưỡng thấp ngoại nhập tràn vào Việt Nam bằng nhiều biện pháp hành chính và kỹ thuật.

Việc mua bán yến trong và ngoài nước phải đóng gói riêng từng loại tổ yến có dán nhãn QR® truy xuất nguồn gốc.

- Đa dạng các sản phẩm chế biến từ tổ yến.

Hiện nay, tổ yến nhà Việt Nam đang tiêu thụ là yến sạch, yến tinh và hũ yến chưng đường phèn và rượu yến, bánh yến, yaourt yến và cà phê yến.

Các nhà khoa học - kỹ thuật Việt Nam cũng đã thành công trong việc thủy phân, chiết xuất các hoạt chất quí trong tổ yến để làm nguyên liệu chính sản xuất các dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp.

Các doanh nghiệp, các nhà khoa học - kỹ thuật của Indonesia, Malaysia đang hợp tác với các nhà khoa học - kỹ thuật Trung Quốc làm việc trong các phòng thí nghiệm ở Chiết Giang Trung Quốc nghiên cứu trích ly các hoạt chất có trong tổ yến có giá trị bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh, họ đang tập trung trong lĩnh vực chữa bệnh ung thư cho con người.

- Xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ truyền thống Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao dành chiếm thị phần, đến năm 2030 đạt 20-25%.thị trường Trung Quốc rất rộng lớn,tổ yến Việt nam muốn muốn đi vào phải là những tổ yến có chất lượng và phải được chế biến trong những xưởng đạt yêu cầu Vệ sinh An toàn Thực phẩm theo qui chuẩn của nước nhập khẩu.

-Xây dựng thương hiệu quốc gia "Tổ Yến Nhà Việt Nam”cùng với "Tổ Yến Đảo Việt Nam” trên thương trường quốc tế có khả năng  cạnh tranh với Tổ Yến nhà của các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Tổ yến đảo của Indonesia và Malaysia có hơn 50% là tổ yến râu có rất ít sợi yến do chim yến tổ đen làm. 

Thương hiệu quốc gia "Tổ Yến Nhà Việt Nam” được xây dựng và bảo vệ theo quy định của luật pháp quốc tế, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu quốc gia Tổ Yến Nhà Việt Nam theo Công ước Quốc tế Madrid.

-Tổ chức giới thiệu, quảng bá thị trường tiêu thụ Tổ Yến Nhà Việt qua các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế hàng năm. Tổ chức xúc tiến thương mại đến các thị trường tiêu thụ tổ yến lớn Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và châu Âu...

Coi trọng những nước có người Việt sinh sống để xâm nhập gây dựng thị trường tiêu thụ tổ yến Việt Nam mới, từ những người Việt này sẽ hình thành thói quen chấp nhận ăn yến là cải thiện và bồi dưỡng sức khỏe.

Ngăn cấm và xử lý triệt để các hình thức xâm hại, săn bắt, sát hại chim yến dưới mọi hình thức.

Việc đặt bẫy lưới, dùng âm thanh gọi đàn, thu hút chim yến bay đến, thả lưới bắt đã giết hại chim yến làm đồ nhậu rẻ tiền và phóng sinh là hành động xâm hại tài sản xã hội của Việt Nam, cần sớm có văn bản ngăn cấm triệt để. Những tỉnh/thành có chim yến sinh sống chính quyền tại chỗ nên có những biện pháp xử lý ngăn cấm.

- Nghiên cứu khoa học - công nghệ chuyên ngành về chim yến Nghề nuôi chim yến nhà mới hình thành và phát triển trong hơn 15 năm, nên gần như không có những công trình nghiên cứu lớn về chim yến nhà. Các công trình nghiên cứu cần tiến hành là công nghệ chế biến các sản phẩm từ tổ yến và bảo quản tổ yến, duy trì và phát triển vùng sản sinh côn trùng mồi ăn cho chim yến, sản xuất các thiết bị sử dụng trong nhà yến, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên phổ biến và phát hành cẩm nang kỹ thuật yến nhà và các giải pháp kỹ thuật yển nhà phù hợp từng vùng miền, nâng cao năng suất sản lượng chất lượng tổ yến, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả cho các thành quả nghiên cứu khoa học, các bí quyết kỹ thuật trong ngành nghề nuôi chim yến của các đơn vị, cá nhân phát minh sáng chế.

Định kỳ tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi, kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc xây dựng thông tin thống kê tình hình để có kế hoạch phát triển ngành nghề yến nhà từng vùng theo từng giai đoạn phát triển, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm yến.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên sâu về các lĩnh vực nuôi chim yến, chế biến và kinh doanh mua bán tổ yến.

Đào tạo chuyên gia kỹ thuật, lao động chuyên môn hóa trong lĩnh vực ngành nghề yến nhà. Tiến đến thành lập Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đi vào chiều sâu kỹ thuật để đào tạo nhân lực phát triển nghề yến tại các địa phương.

Hợp tác quốc tế phát triển ngành nghề yến nhà

Hợp tác với Indonesia, Malaysia, Thái Lan trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giải pháp kỹ thuật nhà yến, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao: sử dụng thiết bị, sử dụng dung dịch dẫn dụ chim yến, công nghệ chế biến, chế phẩm sinh học, thuốc thú y và phòng ngừa dịch bệnh.

- Quản lý nghề yến tại các địa phương

Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước ngành nghề yến nhà từ trung ương đến địa phương.

Thực hiện đầy đủ các chính sách của Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và PTNT và các tỉnh/thành về việc quy định quản lý ngành nghề yển nhà do Luật chăn nuôi qui định.

Tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước về chất lượng tổ yển, quản lý chất lượng truy xuất nguồn gốc.

- Phát huy vai trò của Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam.

Trong vai trò gắn kết giữa các chủ nhà yến, các doanh nghiệp, các nhà khoa học – kỹ thuật... Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam sẽ phát triển mối quan hệ này với các cơ quan quản lý Nhà nước vì sự nghiệp phát triển nghề yến bền vững, vì lợi ích chung của ngành nghề, của mỗi thành viên, của cộng đồng và của đất nước.

Trong vai trò đầu mối cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và điều phối để nâng cao sức cạnh tranh tổ yến Việt Nam, Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam tổ chức những trung tâm giao dịch thu mua tổ yến từ các chủ nhà yến đến các doanh nghiệp xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tổ yến Việt Nam và là đại diện bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp thương mại cho hội viên.

Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam sẽ tổ chức các chi hội nghề yến tại các địa phương tỉnh, thành phố và có thể có các hội yến tại huyện, thi.

Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam sẽ là nơi tổ chức thường xuyên các hội thảo kỹ thuật để tập hợp ý tưởng, kinh nghiệm của các hội viên, góp phần xây dựng nghề yến nhà phát triển mạnh về kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất thu hoạch, công nghệ chế biến tổ yến, đưa tiến bộ khoa học vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành viên của Hiệp hội. Tổ chức các chương trình liên kết giữa chính quyền địa phương, nhà khoa học, các chủ nhà yến, tổ chức hội thảo định kỳ các chuyên đề phát triển nghề yến tại Việt Nam.

Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam làm chủ công nghệ của ngành nghề, thông qua tổ chức, chủ nhà yến sẽ có nhiều cơ hội cải thiện tình trạng hoạt động của nhà yến từ tham khảo những thành công và bài học kinh nghiệm của các chủ nhà yến khác.

Phần Hai

ĐIỂM MỚI TRONG CÁCH ĐÓNG VÁN CHIM YẾN LÀM TỔ

Từ sau năm 1996, ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, các nhà yến không dùng ván Teak mà dùng các loại ván tạp rẻ tiền, nhẹ < 700 kg/m3 sau khi sấy, không mùi, không vị, không cong vênh, độ ẩm nhỏ hơn < 12%, xử lý theo qui trình SWO-2 (Swiftlet Wood Oven-2/ván chim yến làm tổ sấy 2 lần) thay thế.

Ván phơi khô nếu đạt độ ẩm dưới 12% vẫn dùng tốt.

Ván bào hai mặt hay không bào, có xẻ các rãnh sâu 1 - 1,5 mm và rộng 1 – 1,5 mm, ván dày 2 cm rộng 15 cm hay 20 cm. gång Tin Các loại ván tạp dùng trong nhà yến có Meranti, Bạch tùng, Mít nài, Giẻ đỏ, Trâm vàng, Xoan nhà, Thao lao, Keo lai... trong nước cung cấp đều dùng được.

Ván Meranti xuất xứ Malaysia

Cách đóng ván vẫn theo đúng qui trình kỹ thuật, tấm ván ngang đóng lên trần nằm thẳng góc với hướng ánh sáng chiếu vào, tấm ván dọc nằm song song với hướng vào của ánh sáng chiếu.

Ở các tầng trong nhà yến, cách đóng các tấm ván ngang, Ván Chiều ngang và chiều dọc của khung ván thay đổi từ 30 - 50 cm x 80 dọc trong phòng cho chim làm tổ là đóng cùng hướng, không thay đổi. - 120 cm hay hơn nữa tùy theo chiều rộng ván 15 cm hay 20 cm và theo sự thỏa thuận với chủ nhà yến mua số lượng ván đóng trong nhà yến.

Cách đóng ván gắn lên trần cũng là dùng đinh kẽm bê tông,Bass Inox, tắc kê bụng và đinh vít Inox.

1. ĐÓNG VÁN HẠN CHẾ CHIM YẾN LÀM TỔ Ở GÓC TƯỜNG VÀ GÓC VÁN

Tập tính làm tổ ở góc ván của chim yến ảnh hưởng đến doanh thu của nhà yến, chim yến làm tổ hình tam giác hay tam giác bet (PD). Các chủ nhà yến và kỹ thuật kinh nghiệm đều tính toán biển pháp giảm tối đa các góc ván trong nhà yến. Khi các góc ván phần lớn bị chiếm hữu, những chim yến đến cư trú sau mới phải chịu làm tổ trên mặt phẳng của tấm ván.

Tại Malaysia và Indonesia giá trị thương mại của tổ yến tam giác chỉ bằng 1/3 giá trị của tổ yến tai là 300 - 350 USD/kg tổ yến góc so với 1.100 - 1.200 USD/kg tổ yến tai, tại Việt Nam cũng vậy.

Từ sau năm 2016, các nhà kỹ thuật và chủ nhà yến đã nghiên cứu cách triệt giảm tổ góc bằng cách đóng tại các góc này những tấm ván góc rộng từ 12 - 16 cm để chim làm tổ trên những tấm ván góc này là tổ yến bẹt, tổ này gọi là PD.

Theo khảo sát tại nhà yến mới, trong 2 - 3 năm đầu, số tổ góc và bẹt chiếm trên 50% số tổ khai thác được và sau năm thứ năm khi đã có chim về ở nhiều giảm xuống còn 20% số tổ khai thác được. Doanh thu nhà yến mất đi hơn 20% do tổ góc, tổ bẹt và tổ chim quẹt trên tổ giả.

1.1. Đóng ván ngang không cho có góc ván

Đóng tấm ván ngang không cho dính vào tường nên không tạo tường dùng bass Inox dài nối ván đóng dính với tường. gốc giữa tường với ván, khoảng hở 7 - 10 cm từ mép ván đến cạnh tường dùng bass Inox dài nối ván đóng dính với tường.

1.2. Đóng ván ngang, hạn chế đóng ván dọc

Bên trong tấm ván ngang không đóng hoặc đóng rất ít tấm ván dọc để giữ liên kết giữa những tấm ván ngang lại.

Với 2 cách đóng ván này đã giảm hơn 30% các góc ván theo cách đóng cũ và giảm hơn 50% các góc ván so với những nhà yến dùng ván góc đóng che bịt góc ván.

2.THAY ĐỔI ĐỘ CỨNG, CHIỀU RỘNG CỦA TẤM VÁN ĐỂ CHIM YẾN LÀM TỔ YẾN ĐẸP HƠN VÀ CÓ GIÁ TRỊ HƠN

Tháng 4/2014, một số người ở Hồng Kông dặn dò những nhà cung cấp tổ yến Việt Nam là tìm mua tổ yến Hội An trong đợt thu tổ đầu tiên tháng 5/2014 để có giá mềm hơn. Giá thương mại tổ yến thiên nhiên của đảo Cù Lao Chàm Hội An thô khoảng 140.000.000 đồng/kg, gần 6.500 USD/kg.

Nhìn những tổ này cũng phải khen đẹp so với tổ yến nhà. Tổ đẹp trắng ít lông, nền tổ cong tròn dính với đá là những sợi yến đan rộng ra, thân tổ cong cao và bo tròn theo nền tổ hình nửa cái tách trà khác với tổ yến trên ván nền tổ bị chảy bệt rộng ra, màu trắng ngà không sáng do bị ảnh hưởng tích trữ nhiều phân chim với nền đáy nước của đảo yến Cù Lao Chàm Hội An.

So sánh giá 6.500 USD/kg với giá chỉ 1.300 - 1.500 USD/kg tổ yến nhà gần gấp 5 - 7 lần, các nhà kỹ thuật và chủ nhà yến đã khảo sát nghiên cứu và kết luận là độ cứng và bề rộng vách và tấm ván khác nhau nên đề nghị chọn loại ván cứng hơn và chiều rộng nhỏ lại 12 cm thay vì 15 cm hay 20 cm đang sử dụng.

Kết quả tổ yến lớn và đẹp hơn là do độ cứng của ván.

3. THAY ĐỔI CHIỀU CỦA VÁN NGANG VÀ DỌC KHUNG VÁN Ở KHU VỰC GẦN CUỐI PHÒNG CHIM LÀM TỔ

Xu hướng này có từ năm 2012, thay đổi cách đóng các tấm ván ngang và dọc gắn lên trần là ở các ô trần gần cuối phòng chim là hướng của tấm ván ngang thành hướng của tấm ván dọc và ngược lại hướng của tấm ván dọc thành hướng của tấm ván ngang. Lý do giải thích là khi chim bay đến cuối phòng, chim quay trở ngược lại sẽ thích hợp cho chim đậu ở các tấm ngang sau khi đã thay đổi. Tác động về giá trị kinh doanh của sự thay đổi này không cao vì chim yến vẫn làm tổ yến góc và tổ yến tại bình thường trong nhà yến.

 

Phần Ba

DIỆT TRỪ NẤM MỐC XÂM HẠI TRÊN VÁN TRONG NHÀ YẾN

VỚI TANALI & GLUCO - TANALI

Nấm mốc là vấn đề ảnh hưởng lớn đến sự thành công của nhà yến.

Nơi nào trong nhà yến ván bị nấm mốc, nơi đó không có chim yến ở. Nấm mốc chuyển đổi từ màu trắng, sang vàng, đến đen rồi phân hủy sẽ phát ra mùi rất khó chịu có thể xua đuổi hết chim yến trong nhà yến.

 Phòng trị nấm mốc là thường xuyên kiểm tra nhà yến, là loại trừ hết tất cả các nguyên nhân có thể gây ra nấm mốc. Sàn chống thẩm tốt không để bị đọng nước, không khí trong nhà yến luân chuyển tốt và hồi ẩm trên 25%, ván bị thấm nước.

Nhà yến phải thoát khí tốt không để xảy ra tình trạng khi nhiệt độ cao, dùng hơi ẩm giải quyết nhưng nhiệt độ không xuống mà đẩy hơi ẩm lên cao làm ván hồi ẩm tạo điều kiện thuận lợi nấm mốc xâm hại. 

Nấm mốc trong nhà yến là loại nấm mốc sống trong môi trường ít ánh sáng, không có ánh sáng, không có tia tử ngoại và ẩm cao khác với nấm mốc trong môi trường bình thường mà con người đang sống nên rất khó trị bằng dung dịch hóa chất bình thường mà phải loại đặc trị.

Tin Các cách dùng nước muối, dùng nước vôi, giấm gạo và Sulfat đồng gần như không hiệu quả với nấm mốc trong nhà yến vì không phải là loại thông thường sống được trong ánh sáng và nhiệt độ bình thường.

Nấm mốc trong nhà yến là nấm mốc sống trong bóng tối và ẩm cao nên phải có loại chuyên dùng đặc trị.

Trên thị trường có hai hoạt chất trị nấm mốc Tanali của Malaysia và Gluco-Tanali của Việt Nam được nhiều người sử dụng.

1. TANALI NHẬP TỪ MALAYSIA

Là giãm gỗ lên men có xuất xứ từ Nhật, đã là giãm thì có khả năng trị được các loại nấm mốc thông thường trong môi trường bình thường mà con người đang sinh sống.

Nấm mốc trong nhà yến hoàn toàn khác, không khí lưu thông chậm và ẩm độ cao, không có ánh sáng nên tác dụng diệt nấm có phần bị hạn chế.

2. GLUCO-TANALI

Dựa trên tính năng diệt trừ nấm mốc cao của Chitosan. 

Chitosan là một polymer sinh học có từ cánh và vỏ bọc côn trùng, vỏ các loài giáp xác... với phân tử lượng trên 9.000 dalton có khả năng ức chế cao diệt được các vi nấm, nấm mốc và nhiều chủng vi sinh vật, vi khuẩn Gram âm, Gram dương.

Từ nghiên cứu sản xuất được Glucosamine tan trong nước nên kết hợp với giấm gỗ Tanali (Nhật) và cao hột trái bưởi, mỗi loại đều có tính năng diệt trừ nấm mốc cao.

Sản phẩm này do nguyên liệu có sẵn trong nước nên giá thành thấp giải quyết diệt trừ nấm mốc lại có mùi hương khói gỗ để thu hút chim yến về ở.

Một số chủ nhà yến, các nhà kỹ thuật cũng đã sử dụng giãm gạo, acid acetic pha loãng, rượu chát Bordeaux và cả nước vôi để trị nấm mốc trong nhà yến... có kết quả nhưng tái lại ngay vì không giải quyết xử lý triệt để nấm mốc trong môi trường tối, không có ánh sáng, độ ẩm cao.

Cách hướng dẫn trị nấm mốc trong nhà yến là nên dùng vải lau sạch nấm mốc trên ván đã xử lý 70 - 80% số bào tử, nang nấm có sức xâm hại cao, sau khi lau lại bằng dung dịch Gluco-Tanali 1 lít /10 lít nước thì xử lý diệt triệt để phần chân nấm dính vào ván mang lại kết quả tốt.

Hoặc có thể dùng 1 lít Gluco-Tanali pha với 10 lít nước phun thằng lên ván vùng bị nấm mốc xâm hại với diện tích rộng hơn, phun hai mặt, 3 - 5 ngày sau kiểm tra những chỗ mà trước đây chưa phát hiện phun diệt tiếp. Phần dung dịch đã pha còn dư nên pha thêm nước, tỷ lệ 1/20 phun lên tường sàn và các khoảng không trong nhà yến để diệt trừ thêm các bào tử, nang nấm còn ở trong không khí, còn bám trên tường đồng thời tạo mùi lôi cuốn chim về.

Trong trường hợp ván bị phun ướt do nấm mốc nhiều, sau khi xử lý nấm mốc nên gắn lên giữa một số khung ván bóng đèn tròn 60W để nhanh chóng sấy khô những tấm ván ướt. Đèn chỉ sáng ban ngày và tắt ban đêm.

Phần Bốn

ÁNH SÁNG TRONG NHÀ YẾN .

ẢNH HƯỞNG & TÁC ĐỘNG

Những nghiên cứu của các nhà khoa học kỹ thuật trong ngành Điều học và nuôi chim yến ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam đều đã khẳng định "ánh sáng có ảnh hưởng đến tập tính sinh lý, sinh thái của chim yến và có tác động đến hoạt động của chim yến ở trong nhà yến”.

1. TẬP TÍNH SINH LÝ VÀ SINH THÁI CỦA CHIM YẾN CÓ LIÊN QUAN VỚI ÁNH SÁNG TRONG NHÀ YẾN

1.1. Các nhà Điểu học của Việt Nam đã khảo sát và xác định chim yến chỉ sống và làm tổ trong hang đảo, trong nhà yến là những nơi có ánh sáng dưới 50 lux.

Chim yến không sống ở những nơi hoàn toàn tối "0 lux”. Sống và làm tổ ở những nơi lờ mờ tối có ánh sáng từ 0,2 lux trở lên nhưng không xác định bao nhiêu là thích hợp.

Những nơi có ánh sáng lờ mờ tối 0,2 lux trở lên này thường nằm ở phía sau những vật bị chiếu sáng là sau những tấm ván, chim yến thường tập trung ở và làm tổ ở các vùng tối này.

1.2. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chim yến vào ban ngày, thời kỳ chim quẹt nước bọt làm tổ, chim đẻ trứng, ấp trứng và chăm sóc nuôi con. Khi làm nhiệm vụ duy trì nòi giống, chim yến phải bảo vệ tổ, bảo vệ chim non nên chim yến không thích tổ bị nhìn thấy, tổ bị ánh sáng chiếu chim cảm thấy không an toàn.

Đây cũng là đặc điểm của những loài chim sống trong hang động giấu tổ để bảo vệ bản thân và chim non khỏi kẻ thù. Khi đẻ và ấp trứng chim chọn những nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, thường chọn những nơi lờ mờ tối. Nhờ đặc điểm này mà các loại chim khác như én nhạn, yến cỏ, se sẻ, bồ câu và những chim dữ như cắt, đại bàng, diều hâu và két không xâm nhập vào nơi trú ở của chim yến quấy rối và giết hại.

1.3. Chim yến sinh sản có mùa vụ chính và phụ nhưng không đồng loạt mà rải rác trong năm nên ánh sáng ban ngày trong nhà yến phải luôn giữ ở mức 0,2 lux trở lên và dưới 2 lux.

1.4. Chim yến không tìm đến cư trú và làm tổ ở những nơi có ánh sáng tối "0 lux”. Ánh sáng trong các phòng càng tối hơn 0,2 lux sẽ là yếu tố ngăn cản không cho chim yến tìm đến. Chim yến sẽ không di chuyển đến các phòng làm tổ ở các tầng dưới trong nhà yến nếu các phòng này tối "0 lux” vì chim cảm thấy không an toàn.

1.5. Trong nhà yến, ánh sáng tối đến "0 lux”, môi trường và âm thanh, mùi sinh cảnh đạt, nếu cần chỗ cư trú và sinh sản, chim yến cũng sẽ chỉ cư trú ở các khu vực gần lỗ ra - vào, phòng bay dạo và khu vực lỗ thông tầng nơi trong nhà yến có độ sáng từ "0,2 lux” trở lên. Ở khu vực này không có đóng ván, chim buộc lòng phải làm tổ trên tường, gốc nhà yến.

1.6. Ánh sáng trong nhà yến hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng hay màu sắc của tổ yến. Màu sắc của tổ yến bị tác động bởi ẩm độ và tình trạng vệ sinh trong nhà yến.

Ẩm độ nhiều và phân chim yến nhiều sẽ làm tổ yến đổi màu từ trắng ngà sang tối dần hay chuyển qua màu hồng đến đỏ, chuyển qua màu vàng tùy theo hàm lượng từng loại khí phân hủy từ phân chim yến nhiều hay ít. Những tổ này kém chất lượng nên mất giá trị kinh tế, phải bán giá thấp hơn.

2. GIẢM BỚT CƯỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ YẾN

2.1. Khi đặt những tấm ván ngang, vách chia phòng bên trong nhà yến và lỗ thông phòng, các chủ nhà yến và người làm kỹ thuật đã tính toán điều chỉnh tình trạng ánh sáng đạt yêu cầu phù hợp với nhu cầu sinh lý, sinh thái của chim yến.

Nhà yến thành công ở Đắc Nông(Công ty Yến Sào Phương Toàn thiết kế và xây dựng)

Những tấm ván ngang là những tấm ván ngăn trực diện ánh sáng chiếu vào, phía sau tấm ván ngang là những mảng tối thích hợp cho chim yến trú ở và làm tổ nằm trong mảng sáng của phòng chim yến sinh sống.

2.2. Lỗ ra - vào, lỗ thông tầng, lỗ lấy không khí và thoát khí sẽ là những nơi làm ánh sáng tuồn vào các phòng chim yến làm tổ trong nhà yến, tùy theo kiểu cấu trúc nhà yến mà có cách điều chỉnh thực tế giảm bớt ánh sáng tuồn vào nhà yến.

-Với kiểu cấu trúc nhà yến vùng "khí hậu nhiệt đới xích đạo hải đảo” thông thường ở Indonesia "thông tầng thằng” mà Thái Lan và Việt Nam cũng đang dùng từ trước đến nay thì các chủ nhà yến đã có các cách bố trí như sau:

-Lỗ thông tầng, bố trí thẳng, gọi là thông tầng thẳng, tầng trên chuồng cu xuống các tầng dưới trong nhà yến, để ngăn ánh sáng chiếu vào nhà yến qua lỗ ra vào, trước các phòng chim ở thường xây một bức tường ngăn ánh sáng và bố trí lỗ thông phòng cho chim bay vào, lỗ này cần cách trần nhà 40 - 50 cm, kích thước chiều ngang lỗ có thể thay đổi nhưng phải đảm bảo ánh sáng trong phòng đạt yêu cầu.

Lỗ thông phòng và lỗ thoát khí chưa gắn co và ống nhựa PVC giảm sáng.

-Lỗ thông tầng bố trí lệch theo hình chữ "Chi” ("Z") gọi là thông tầng chéo, thông thường của Malaysia thì từ lỗ trên chuồng cu xuống các tầng trong nhà yến thì có thể không cần xây hay che chắn các bức tường trước các lỗ thông tầng này vì ánh sáng qua các tầng sẽ giảm cường độ.

- Lỗ lấy không khí và thoát không khí cũng là nơi đưa ánh sáng vào nhà yến.

Ánh sáng của bốn bên nhà yến theo các lỗ lấy không khí vào và thoát không khí ra tràn vào trong nên có thể dùng các số ống PVC 90 - 114 mm gắn vào các lỗ này để làm giảm nguồn ánh sáng chiếu lọt vào.

dính Các lỗ lấy khí nên đặt cao hơn sàn nhà của mỗi tầng nhà yến là 40 cm, các lỗ thoát khí nên đặt từ trần xuống 40 cm, đặt cao hay thấp quá sẽ làm sự dịch chuyển không khí trong nhà yến không đạt, không khí ở một số vùng bị nhốt lại và bị ô nhiễm bởi hàm lượng các khí độc cao.

2.3. Cách hạn chế ánh sáng chiếu vào nhà yến là cách bố trí lệch như kiểu cấu trúc nhà yến vùng "khí hậu nhiệt đới xích đạo hải đảo” nhưng có tính kỹ thuật - khoa học hơn.

Các nhà yến kiểu trúc này có kích thước lớn 10 × 20 - 25 m, Không 2 tường, mỗi tường cách nhau 60 - 70 cm, bố trí cầu thang trong khoảng hở này.

Tại tường ngoài dùng những lam gió có khe hở nhỏ bố trí trên diện tích lớn 1 - 1,2 m x 1 - 1,2 m, cho không khí tràn vào khoảng hở giữa 2 tường và dùng gạch thẻ 2 lỗ có đường kính nhỏ 5 - 6 mm xây cũng bằng diện tích 1,2 m x 1,2 m để nhận không khí của khoảng hở vào nhà yến và từ trong nhà yến ra ngoài. Các khe hở của lam gió và lỗ của gạch thẻ nhỏ chỉ lấy ánh sáng và gió mà côn trùng không xâm nhập được, ánh sáng tuần tràn vào qua tường ngoài đã giảm 30 40% và sau khi qua khoảng không khí cách nhiệt giữa 2 bức tường 60 - 70 cm ánh sáng sẽ giảm đi nhiều trước khi đi xuyên qua các lỗ nhỏ của những viên gạch thẻ ghép lại vào trong nhà yến.

Yếu điểm của cách làm này là không khí vào tốt nhưng không khí thoát ra không có đường thoát nên phải bố trí thêm hệ thống thoát không khí trực tiếp trong nhà yến ra ngoài.

Tại khu Palem cách Bangkok Thái Lan 30 km là làng yến có khoảng 60 nhà yến xây theo cách này. Tại Việt Nam vùng Sông Đốc Cà Mau và nhiều vùng trên cả nước cũng có những nhà yến xây theo cách này có cải tiến.

2.4. Những tác động không đúng cách trong nhà yến

Làm tối, tối đa ánh sáng trong nhà yến gần đến tình trạng "0 lux” bằng cách xây bức tường ngăn ánh sáng trước phòng chim làm tổ dẫn đến tình trạng ban ngày ánh sáng không đến được trong phòng chim yến ở, trái với qui luật sinh thái sinh học tự nhiên của các loài động vật, chim yến phải bỏ các phòng này tìm đến những chỗ sáng hơn trong nhà yến để sống.

Khắc phục tình trạng này phải cấp ánh sáng vào phòng chim ở bằng cách gắn gạch kiếng lấy ánh sáng trước lỗ thông tầng, chim yến thấy an toàn "vô được ra được” mới chịu đến ở các phòng này.

Những cách làm tối tối đa phòng chim ở với lập luận càng tối nhiều chừng nào thì tổ yến sẽ trắng tốt hơn. Điều này sai, độ trắng của tổ yến tùy thuộc nhiều vào độ ẩm và vệ sinh trong nhà yến.

Nhiều nhà yến xây tường chặn ánh sáng sát ngay lỗ ra - vào chỉ cách lỗ ra - vào 1 - 1,2 m do muốn tăng diện tích phòng chim làm tổ, buộc chim yến vừa bay qua lỗ ra - vào phải dừng lại quay đầu trở ra không vào sâu trong nhà yến

Trường hợp này, nếu xây tường ngăn từ lỗ ra - chim làm tổ với khoảng cách 1,0 1,2 m mà bố trí lỗ thông phòng đầu tiên lệch chéo với lỗ ra - vào dưới 20° thì giải quyết được. Chim yến bay vào qua lỗ ra - vào với đường bay chéo và bay vào phòng chim làm tổ mới thực hiện đường bay dạo, đường bay ít bị cản trở, chim yến vẫn có thể chấp nhận trú ở lại nếu các điều kiện môi trường, âm thanh, mùi đạt yêu cầu nhưng thành công rất ít so với những nhà yến khác trong khu vực và ít kỹ thuật nào dám thực hiện.

2.5. Những phá cách ánh sáng trong nhà yến không ảnh hưởng đến sinh hoạt của chim yến trong nhà yến

-Trong thực tế, có một số nhà yến hoạt động trong tình trạng có ánh sáng trên 2 lux đến dưới 50 lux mà chim yến vẫn trú ở và phát triển tăng đàn rất tốt, có năm tăng 100%. Chủ nhà yến đã tắt ánh sáng nhưng khi tắt đèn chim bay tán loạn, bay thoát ra nhà yến và chỉ về sinh hoạt bình thường khi ánh sáng có trở lại, dù là ban đêm.

Ở Thái Lan, theo Mr. Ramed Wongphan, Giám Đốc Swiftlet Research Center đã có vài nhà yến hoạt động tốt, nhiều chim, nhiều tổ ở tình trạng ánh sáng trong nhà yến trên 2 lux. Trường hợp này, chim yến vẫn tuân thủ các nguyên tắc chim làm tổ trong bóng tối là ở sau tấm ván ngang trong những vùng có độ sáng nhất định.

-Có một nhà yến ở Long Khánh (Đồng Nai), bố trí đèn compate trong các phòng chim ở để giúp thu hoạch tổ dễ dàng. Chủ nhà yến, khi thu hoạch xong quên tắt đèn. Kết quả là sau 19 ngày trở lại kiểm tra nhà yến, chủ nhà yến thấy đèn vẫn mở sáng thì lo sợ không biết chim có bị ảnh hưởng không?. Sau khi kiểm tra chim vẫn còn đầy đủ, chim vẫn làm tổ mới, không có tình trạng chim non tơ chết và nhà yến này trở lại hoạt động bình thường như trước.

Khi đến thăm nhà yến, tôi thường được các chủ nhà yến hỏi là "ánh sáng đã đạt chưa, có sáng quá không, có cần phải làm tối thêm không?”. Câu trả lời của tôi là nên dừng lại, nhắm mắt vài chục giây rồi mở mắt ra, thấy được lờ mờ các tấm ván là tốt nhất, là ánh sáng trong nhà yến đã đạt yêu cầu.

Điều chắc chắn mà tôi khẳng định là chim yến không chịu sống trong các phòng chim làm tổ tối "0 Lux” nhưng chim yến vẫn sinh hoạt bình thường trong nhà yến có độ sáng trên 0,2 lux đến dưới 50 lux.

Chim yến đang trú ở và làm tổ bình thường trong nhà yến, nếu vì lý do gì mà độ tối trong nhà yến tới "0 lux” là chỉ trong thời gian ngắn chim yến sẽ di chuyển rời bỏ những vùng tối này tìm đến sống ở các vùng có ánh sáng nhiều hơn để trú ở, đó là lý do an toàn bảo vệ tính mạng. Chim có thể bỏ tổ và bỏ con, ngược lại chim vẫn ở và tiếp tục làm tổ chăm sóc chim non nếu ánh sáng trong nhà yến đột ngột tăng lên trên 2 lux.

Ánh sáng trong nhà yến 0,2 lux đến 2 lux sẽ có tác động tốt đến hoạt động sinh lý và sinh thái của chim yến và nếu môi trường, âm thanh đạt sẽ là những yếu tố tổng hợp để nhà yến thành công khi nhà yến này nằm trong vùng hoạt động của chim yến.

Phần Năm

ẨM ĐỘ TRONG NHÀ YẾN

1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ ẨM ĐẾN CHIM YẾN

1.1. Chim yến sống tốt trong nhà yến, chấp nhận được ở nhiệt độ dưới 32°C và không thấp hơn 14°C, có một tài liệu xác định là thân nhiệt chim yến thay đổi theo môi trường bên ngoài.

Độ ẩm trên 60% là chim yến chấp nhận nhưng trong thời kỳ sinh sản thì có thay đổi.

in gnont miris nårig grudn Theo nhiều khảo sát, độ ẩm trên 73% chim mới làm tổ, nền tổ mới dính được vào vách đá vào ván, thấp hơn nền tổ yến bị bong tróc chim sẽ rời bỏ nơi cư trú để đến những nhà yến khác có môi trường độ ẩm thích hợp.

1.2. Độ ẩm này phải xuyên suốt trong cả thời gian chim bắt đầu quẹt nền tổ, sinh sản, ấp trứng, chăm sóc nuôi dưỡng chim non cho đến khi rời tổ bay đi.

Trong một nhà yến có những đàn chim yến chung sống. Việc sinh sản duy trì nòi giống diễn ra liên tục trong suốt năm mặc dù trong năm là có vào vụ chính và vụ phụ sinh sản nên độ ẩm trong nhà yến phải duy trì liên tục và thường xuyên.

1.2. Ván đóng trong nhà yến có độ ẩm là 12%. Nhà yến hoạt động có độ ẩm vượt trên 73% thì ván buộc phải hút ẩm, qua kiểm tra là hơn 15%.

Tình trạng độ ẩm này ván vẫn được duy trì tốt cho đến khi độ ẩm trong nhà yến vượt quá 95%, ván sẽ hút ẩm và hồi ẩm lên trên 18%.

Ẩm trong nhà yến tăng lên trên 95% liên tục không giảm và không thoát ra khỏi nhà yến theo hệ thống thông thoát khí thì hơi ẩm bão hòa, nước ngưng tụ xuống sàn, thấm xuống trần thấm vào ván hoặc ván bị hồi ẩm trên 25% là nấm mốc tiềm ẩn trong nhà yến sẽ xâm hại ngay. Độ ẩm nên trong phạm vi 73 - 85% là vùng tối ưu nhất để chim yến sống làm tổ tốt và ván không bị nấm mốc xâm hại. 1.3. Các máy đo độ ẩm cảm ứng xuất xứ Malaysia có sai biệt chênh lệch khi đo độ ẩm là ± 3% nên khi chỉ số cài đặt độ ẩm là 76% là độ ẩm trong nhà yến có tối thiểu là 73% và tối đa là 79%.

Máy đo độ ẩm của Hàn Quốc FOX 1H thì sai số cũng vậy. 1.4. Các chỉ số đo độ ẩm có thể không chính xác do vị trí đặt đầu dò không đúng hay dây dẫn quá dài.

Độ tin cậy của các máy cảm ứng độ ẩm có thể bị trục trặc, làm đàn chim yến bỏ đi mà nhiều chủ nhà yến không hề hay biết.

Chỉ số độ ẩm hiện lên trên máy là 85% có khi lên 90 - 95% nhưng phân chim trong nhà yến thì khô quắt nhiều ngày dính bám chắc trên sàn nhà, kiểm tra lại độ ẩm chỉ có 65 - 68%, chim đã rời nhà yến. Chỉ số báo thấp nhưng thực tế độ ẩm cao, nước tích tụ nhiều thấm xuống sàn gây nấm mốc chim bỏ đi. Nên dùng những thiết bị đo chính xác và thường xuyên kiểm tra.

Ngày nay đã có những thiết bị cảm biến quản lý điều hành ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng trong nhà yến tương đối tin cậy được, có thể điều khiển từ xa qua 3G, 4G.

1.5. Chim làm tổ trên ván, trên vách đá, trên lam đá chẻ hay trên ván nhựa giả đều phải nhờ đến độ ẩm trên 73%. Độ ẩm này phải xuyên suốt trong nhà yến để đảm bảo nền tổ không bị bong tách tổ rơi ra hoặc tổ bị nứt do ẩm độ không đủ.

Tổ có chất lượng và trắng cũng do độ ẩm tác động.

1.6. Thiết bị phun sương áp lực chỉ có 50 - 60% lượng nước được đi vào không khí tạo ẩm cho nhà yến còn lại tích tụ trên sàn nhà yến. Thiết bị phun nước ly tâm TL 5500 có khoảng 70 - 75% nước ly tâm bắn ra những hạt nước mịn đi vào không khí tạo ẩm. Thiết bị phun sương siêu âm thì tốt hơn nhưng cũng chỉ có 90% sương nước được đi vào không khí tạo ẩm, còn lại ở nhiệt độ bình thường dưới 28°C sẽ ngưng tụ đọng lại thành nước.

Máy tạo ẩm hoạt động đặt trong nhà yến cũng phát nhiệt khi hoạt động nên cũng ảnh hưởng nâng nhiệt trong nhà yến.

Tất cả nước này đọng lại trên sàn nhà yến, nếu sàn chống thấm không tốt sẽ thấm xuống trần, thẩm vào ván, ván bị hồi ẩm trên 25% là bị nấm mốc xâm hại ngay.

Sàn nhà yến chống thẩm tốt, nước đọng nằm lại thẩm xuyên qua những khe nhỏ giữa các hạt cát, xi măng với cát lâu ngày làm rỉ sét sắt trong bê tông nên thiết kế sàn có độ dốc vừa đủ để nước thoát trực tiếp ra ngoài.

Độ ẩm cao, nước tích tụ nhiều ngoài tác nhân gây nấm mốc xâm hại ván còn là tác nhân gây sự biến đổi màu và giảm chất lượng và giá trị thương mại của tổ yến.

2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BỔ SUNG KHÍ TẠO ẨM 

2.1. Giải pháp căn cơ là quản lý xây dựng đảm bảo chất lượng bê tông đổ sàn, nước tụ đổ về một phía thoát ra ngoài.

2.2. Lót bạt phủ sàn nhà yến, có những nhà yến lót bạt phủ hết sàn nhà yến và bọc cao lên trên 30 cm tường. Sàn nhà yến không tích tụ nước được nữa, nước phun sương đọng lại trên màng bạt phủ nhưng nhược điểm là khi côn trùng địch hại xâm nhập, diệt trừ rất khó khăn, gián, chuột, kiến, rắn... chuyên ẩn nấp trốn trong khe hở giữa bạt với sàn tường.

2.3. Xây hồ chứa nước trong nhà yến thật chất lượng hoặc có thể là các hồ composite nhẹ bền, các béc phun nước áp suất và máy phun nước ly tâm tập trung phun nước ở trong phạm vi hồ chứa nước. Nước phun sương tạo ẩm dư sẽ được giữ lại trong hồ, không thoát ra sàn được.

2.4. Đặt màng tạo ẩm nhà kiếng nông nghiệp, nước được chảy thấy không hiệu quả, không nâng được độ ẩm lên trên 73% nên dẹp Cách này đã thực hiện tại hai nhà yến ở Nhơn Trạch, sau đó bỏ và thay vào đó là cách phun sương tạo ẩm bình thường.

3. GIẢI QUYẾT ĐỘ ẨM KHÔNG CẦN THIẾT BỊ PHUN NƯỚC TẠO ẨM

Cách giải quyết cũng thay đổi tùy theo vùng khí hậu.

Malaysia và Indonesia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo hải đảo, mưa dễ xảy ra trong ngày dù trong mùa khô.

Ngày thường có những trận mưa rào nhanh tạnh nên ẩm đô luôn cao, ban ngày duy trì trên 65%, ban đêm cao trên 80% nên các nhà yến ở đây không hay ít dùng máy phun sương.

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới rìa lục địa nên độ ẩm thay đổi nhanh trong ngày, theo từng vùng miền và mùa khí hậu. Các kỹ thuật của Malaysia và Indonesia qua Việt Nam phải nghiên cứu cách sử dụng các thiết bị tạo ẩm dùng trong nhà yến.

Ở vùng Sông Đốc Cà Mau mênh mông sông rạch bốn bề, độ ẩm luôn luôn cao trên 68 - 73% ban ngày, 78 - 85% ban đêm nên các nhà yến ở đây chỉ có cái hồ rộng 3 m, cao 30 - 35 cm, chứa đầy nước là đủ bổ sung hơi ẩm.

Nước của hồ nước sẽ tự bốc hơi tạo nên một lượng hơi nước vào không khí trong nhà yến, thường là 65 - 70% và nâng lên 75 - 80% dễ dàng. Khi nhiệt độ tăng lên, lượng hơi nước bốc hơi trong hồ cũng sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận của nhiệt độ và tác động nghịch kéo nhiệt độ hạ xuống.

Trong hồ có những đường ống PVC soi lỗ nhỏ nằm chìm dưới đáy hồ.Đường ống PVC nối với hệ thống máy bơm không khí.Khi cần thiết thì cho máy chạy sục khí. Không khí bơm sục vào nước chứa trong hồ hòa tan trong nước và tạo ra những bọt khí ẩm nước thoát ra hòa tan vào không khí trong nhà yến, nâng độ ẩm trong nhà Vẫn lên luôn đạt trên 73% và nước không tích tụ đọng dưới sàn nên ván khó bị nấm mốc.

Lợi ích thêm của cách này là cung cấp một lượng không khí vào nhà yến tạo sự dịch chuyển không khí từ dưới lên, không khí luân chuyển tốt là yếu tố để chim yến đến thăm dò quyết định cư trú. Không khí luân chuyển tốt sẽ là nguồn cung cấp oxy sạch, loại bỏ khí carbonic, hơi ẩm nóng và các khí độc khác.

Máy bơm không khí là loại máy bơm sạch được điều khiển bằng Timer hoặc bằng cảm ứng nhiệt độ hay độ ẩm.

Phần Sáu

LUÂN CHUYỂN KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ YẾN, MỘT NGUYÊN NHÂN ÂM THẦM GÂY THẤT BẠI CHO NHÀ YẾN NHƯNG ÍT ĐƯỢC QUAN TÂM

Các chủ nhà yến thường hỏi tôi, ánh sáng như thế này đã đạt chưa? Ẩm độ, nhiệt độ được chưa? Âm thanh tiếng chim được chưa

Câu trả lời là để biết ánh sáng trong nhà yến đạt là chỉ cần nhắm mắt vài giây và khi mở mắt ra thấy ván tổ là được, nhiệt độ, ẩm độ thì đã có máy móc đo rồi và nhiệt độ 26 - 30°C, ẩm độ 75 - 90% là được và cũng tùy theo chất liệu của thanh cho chim yến làm tổ là ván hay lam xi măng, đá chẻ. Thực tế trong nhà yến, vùng nào ấm, nhiệt độ 28 - 31°C, ánh sáng dưới 2 lux và ẩm độ trên 73% chim làm tổ trước rồi mới tới các vùng khác.

Và chưa có chủ nhà yến hỏi tôi "Không khí có luân chuyển tốt không?”

Các nhà yến chỉ quan tâm ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh và thường bỏ qua yếu tố "Không khí luân chuyển có được không?”. Vì họ không nghĩ đây là một yếu tố quan trọng để chim yến, sau khi vào thăm dò quyết định ở lại không?

Có nhiều nhà yến, trong thời gian đầu chim yến đến thăm viếng, khoảng vài tuần còn lác đác nhưng sau 1 - 2 tháng số chim ở lại giảm dần và gần như vắng bóng chim quần đảo trên nhà yến. Đó là nhà yến mà âm thanh, nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng đều đạt c phần lớn không khí trong nhà yến bị bí, không chuyển động thoát ra nhưng do không khí trong nhà yến luân chuyển không đạt làm một b ở lỗ ra - vào và ở các lỗ thoát khí được.

Lỗ thoát khí trực tiếp ,chưa gắn bộ giảm sáng.

Yếu tố này không đạt thì không khí trong nhà yến luôn nóng hấp, chim vào lập tức bay ra, không ở. Việc chỉnh sửa phải đục các lỗ thoát khí.

Nhiều chủ nhà yến hỏi "Tại sao khi nhiệt độ cao đã phun sương tạo ẩm chạy trên 90 - 95% mà nhiệt độ vẫn cao không chịu giảm”. Đây là điều đáng sợ cho nhà yến khi vướng vào trường hợp này gọi là "nhiệt độ cao ẩm độ cao”. Nhà yến không có chim ở mà chỉ trong thời gian ngắn là ván bị nấm mốc xâm hại. Vấn đề này là do không khí luân chuyển kém.

Việc sửa chữa giúp hệ thống thông khí đạt yêu cầu không khí luân chuyển tốt là hoàn toàn không khó và không tốn kém nhưng phải tùy vào nhà yến mà có cách sửa chữa phù hợp và hạ sách là phải dùng quạt hút cưỡng bức rút không khí ra bên ngoài, không khí thoát ra thì không khí sạch tự nhiên vào.

Khảo sát của các nhà khoa học kỹ thuật tại nhiều nhà yến ở Malaysia cho thấy tốc độ không khí luân chuyển trong nhà yến chỉ cần đạt từ 0,1 m/s đến 1 m/s và đây là chỉ số không khí luận chuyển bình thường theo định luật đối lưu không khí, không phải là hiện tượng gió thổi lùa vào trong nhà yến, khi bên ngoài có gió thổi mạnh.

Một cách bố trí thoát khí trong nhà yến.

Nhiều chủ nhà yến, vẫn cho rằng nhà yến của họ mát rười rượi khi gió bên ngoài thổi mạnh vào các lỗ thông khí là đạt yêu cầu thoáng khí trong nhà yến nhưng thực tế khi đứng gió, lúc trời hanh nóng thì trong nhà yến nóng hầm hập, không khí không luân chuyển được.

Vận tốc là 1 m/s thì trong 1 giờ chuyển động được 3.600 m, vận tốc 0,1 m/s thì là 360 m. Tốc độ không khí luân chuyển chỉ cần tối thiểu trên 360 m/giờ.

Vào thăm nhiều nhà yến mới xây dựng thấy nhiều nhà yến, ở mỗi tầng làm hai hàng lỗ cách nhau 40 - 50 cm và nằm giữa chiều cao trên dưới của tầng nhà. Làm nhiều lỗ, mỗi lỗ cách nhau 40 - 60 cm. Tôi có hỏi các kỹ sư xây dựng, chủ thầu thi công và chủ nhà yến có tính toán gì khi chừa các lỗ ở vị trí này và họ trả lời là thấy các nhà yến có chừa lỗ thì họ chừa và không biết đặt ở vị trí nào là đúng.

Với cách làm này sẽ có một lượng không khí luôn bị ô nhiễm bởi các khí độc nằm phía trên các lỗ nên ảnh hưởng đến chim và tổ yến có ở vùng này và không thể sử dụng độ ẩm cao trên 85% được vì khí ẩm sẽ bị giữ lại phía trên các hàng lỗ này, khi cần tăng ẩm dễ làm ván bị hồi ẩm cao.

l- Lấy không khí vô nhà yến, có làm cũng được mà có thể không làm cũng được, đưa khí vào chỉ cần vừa đủ.

Lấy không khí vô giảm tối đa tiết diện khi không khí vào trong nhà yến, không khí sẽ mát thấp so với nhiệt độ bên ngoài 2 - 3°C. Miệng hút bên ngoài là 90 - 114 cm thì bên trong chỉ cần 21 - 27 cm là đů.

Có thể cho lấy khí chéo, không khí bên ngoài theo lỗ vào giữa 2 lớp tường rồi tràn vào tường trong bằng các lỗ đặt thấp hay cao hơn lỗ bên ngoài 20 - 30 cm và ở các vị trí lệch. Việc lấy không khí vô có thể không cần thiết nên nhiều nhà yến không bố trí các lỗ lấy không khí vô vì không khí thoát ra được tốt thì tự động không khí rút vô nhà yến tốt.

- Thoát khí, có hai loại không khí trong nhà yến cần phải thoát ra, không khí trong nhà yến và không khí nằm giữa hai bức tường, phải làm cho đạt yêu cầu, nếu không nhà yến bị nóng hầm từ 2 giờ chiều đến 7 - 8 giờ tối, chim về không ở.

-Cách làm là tính từ mặt sàn dưới của trần nhà xuống 40 - 50 cm, đặt ống PVC 114 cm, mỗi một ô tường 4 m hay 5 m đặt 3 - 4 ống nhựa xuyên thẳng từ trong ra ngoài để thoát không khí trong nhà yến và đặt 2 ống nhựa xuyên tường ngoài, khoảng cách giữa 2 ống nhựa là 40 - 45 cm. Như vậy nếu đứng bên ngoài nhìn sẽ thấy 5 - 6 miệng ống nhựa nhưng đứng bên trong nhà nhìn chỉ thấy 3 – 4 miệng ống nhựa.

Một cách bố trí thoát khí,nhà yến ống khói.

Thoát khí thẳng lấy khí chéo” là câu nói của các kỹ thuật và sách đều được, nhưng đây chỉ là thoát không khí của khoảng hở 2 chủ nhà yến. Sự thay đổi vật liệu sử dụng như lam gió hay cửa là bức tường. Không khí bên trong nhà cần thoát thẳng ra, nếu thoát tới thông gió hay cửa lá sách thì không khí trong nhà không thoát được vì áp suất lớn hơn do không khí ở 2 bức tường nóng hơn.

Đầu các ống nhựa phía bên ngoài phải bịt lưới inox để tránh côn trùng xâm hại.

Lỗ thoát khí, quan trọng là phải xuyên thẳng từ tường trong ra tường ngoài, vị trí lỗ phải đúng vị trí vùng cần thoát khí là cách trần nhà 35 - 45 cm, mỗi lỗ cách nhau 70 - 90 cm và dùng các co khuỷu V, ống PVC dài 30 - 50 cm để vừa hạn chế nguồn sáng chiếu vào và thoát khí nhiều lớp không khí có trong nhà yến các khí độc, hơi nóng sinh ra do hoạt động của chim yến và nhiệt bên ngoài tác động lên tường mới thoát ra được.

Các lỗ lấy và thoát khí cần bịt lưới Inox phía ngoài ngăn không cho côn trùng xâm nhập vào nhà yến. Chim sẽ thường lôi rơm vào các lỗ này để làm tổ sinh sản, những cộng rơm này có thể đã có sẵn trứng và côn trùng, chúng chui vào nhà yến.

Thái Lan nghiên cứu áp dụng cho vùng "khí hậu nhiệt đới ven biển Hiện nay, với kiểu cấu trúc nhà yến đang được các chủ đầu tư ở rìa lục địa” như ở Việt Nam và nhất là các tỉnh miền Trung có vùng khí hậu nắng nóng trên 40°C, năm 2011 họ xây dựng làng chim yến hơn 60 nhà vùng Palem, Chonburi cách BangKok khoảng 40 - 50 km.

Một cách bố trí các lỗ thoát khí có bổ sung ống khói rút không khí.

Tại Việt Nam Có hơn 20 nhà yến xây dựng theo mô hình cấu trúc này ở Tam Thôn Hiệp, Tiền Giang, Sông Đốc, Cà Mau, Cái Dầu, Bình Định, Bình Phước... do các nhà tư vấn kỹ thuật Malaysia và Việt Nam thực hiện.

Các nhà yến kiểu cấu trúc này có kích thước lớn 10 x 20-25 m, xây 2 tường, mỗi tường cách nhau 60 - 70 cm, bố trí cầu thang trong khoảng hở này.

Tại tường ngoài, tại mỗi ô tường dùng những lam gió có khe hở nhỏ bố trí trên diện tích lớn 1 - 1,2 m x 1 - 1,2 m cho không khí tràn vào khoảng hở giữa 2 tường và tại tường trong dùng gạch thẻ 2 lỗ nhỏ 5 - 6 mm xây bằng diện tích 1,2 x 1,2 m để nhận không khí trong khoảng hở đưa vào nhà yến và từ trong nhà yến ra ngoài.

Các khe hở của lam gió và lỗ của gạch thẻ nhỏ chỉ lấy gió mà côn trùng không xâm nhập được, ánh sáng tuần tràn vào qua tường ngoài đã giảm 30 - 40% và sau khi qua khoảng không khí cách nhiệt giữa 2 bức tường 60 - 70 cm ánh sáng sẽ giảm đi nhiều trước khi đi xuyên qua các lỗ nhỏ của những viên gạch thẻ ghép lại vào trong nhà yến.

Yếu điểm của cách làm này là không khí vào tốt nhưng không khí thoát ra không có đường thoát,nên hiện nay có thay đổi ở phần thoát không khí trong nhà yến.

Phần Bảy

NHIỆT ĐỘ TRONG NHÀ YẾN

Có ý kiến cho là thân nhiệt chim yến thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài? Đúng hay không chưa nhà khoa học kỹ thuật nào trả lời. Chim yến sống được ở nhiệt độ dưới 32°C, vượt quá nhiệt độ này chim yến sẽ bỏ nơi cư trú tìm chỗ ở khác.

Khuynh hướng của chim yến sống thiên về ấm hơn. Nhiều vùng trong nhà yến có nhiệt độ ẩm hơn trên 31°C một chút, chim yến lại thích ở hơn những vùng lạnh.

Chim yến chấp nhận ở là từ 28 - 31°C, trên 14°C chim yến vẫn sinh hoạt bình thường khi có mồi ăn côn trùng bên ngoài, trời không mưa.

Khi nhiệt độ trong nhà yến lên cao, biện pháp duy nhất là phun nước dạng bụi, thật mịn sẽ giảm nhiệt độ trong nhà yến xuống.

Nhà yến bị nóng chim không ở. Cho nên khi xây dựng phải tính đến việc triệt nóng trong nhà yến với câu nói “ngoài trời nóng, trong nhà yến không nóng”.

Triệt nóng trong nhà yến có các cách:

Triệt nóng đơn giản là lót các tấm mốp xốp, trấu, Eco Xps Foam, gạch mát PU vào khoảng hở của 2 tường nhà yến.

Mốp, trấu dễ bị hư hỏng nếu khoảng hở giữa 2 tường bị thẩm nước sẽ bị rã ra, bị nấm mốc sẽ gây nên mùi khó chịu cho nhà yến.

Triệt nóng có tính toán là chỉ triệt ở các tường bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào buổi chiều, đó là ở những tường hướng Tây, Tây Nam và Tây Bắc. Các kỹ thuật sẽ bố trí cầu thang, phòng kỹ thuật ở hướng này và nếu còn bị ảnh hưởng thì họ dùng mốp, trấu hay Eco Xps Foam hay gạch mát PU để triệt nóng.

Tấm cách nhiệt,cách âm dùng trong nhà yến.

- Không khí trong nhà yến phải thoát ra ngoài bình thường, không khí không thoát được sẽ xảy ra tình trạng "Nhiệt độ cao,ẩm độ cao”. Khi nhiệt độ lên cao, các thiết bị phun sương hoạt động, hơi ẩm gặp không khí nóng thành hơi ẩm nóng, hơi ẩm nóng không thoát ra hay thoát chậm, nhiệt độ không hạ nên máy tiếp tục phun ẩm, ẩm dư làm ván bị hồi ẩm.

Tin Ẩm độ cao vượt trên 95%, hơi nước làm ván bị hồi ẩm tới mức 25%, nếu kéo dài 4 - 5 ngày là ván bị nấm mốc xâm hại ngay.

Các tường hướng tây của nhà yến là chính tây, tây nam, tây bắc. Vào buổi chiều bị nắng chiếu nên hấp thụ nhiệt làm không khí trong nhà yến nóng lên nên cần triệt tiêu nóng. Trời nắng nóng mà nhà yến không nóng bằng cách dùng các tấm cách nhiệt lót trong kế hở của 2 tường của các tường nhà yến ở hướng tây hay bố trí cầu thang, phòng kỹ thuật ở khu vực hướng tây.

Mốp cách nhiệt dễ bị bung bở sau một thời gian dùng hay bị thấm nước. Khi bung bở thì tường hướng tây cách nhiệt không tốt nên khi xây nhà yến nên tính toán chống thấm tường không để nước thấm vào mốp cách nhiệt.

Eco Xps Foam . khổ 1,2 x 2,4 m, giá tương đối chấp nhận được khoảng 63.000 đồng/m nhẹ hơn và gạch mát (PU cách nhiệt) hay màng bạc cách nhiệt (không khí bọc nhựa với lớp bạc bên ngoài).

Gạch mát PU kích thước 1,2 x 2,4 m, cách nhiệt cách âm và chống cháy tốt, không biến dạng, nhẹ, dễ lắp đặt. Giá khoảng 180.000 đồng/m

Không lấy không khí ở hướng tây, chỉ cho thoát không khí ra ở tường này.

Các nhà yến ở khu vực phía Bắc đèo Hải Vân, trong mùa rét lạnh nhiệt độ xuống thấp dưới 20°C thường dùng các thiết bị sưởi nóng không khí nâng nhiệt độ lên trên 20 - 23°C.

Các thiết bị dùng sưởi ấm trong nhà yến, các chủ nhà yến đã dùng:

- Máy điều hòa nhiệt độ LG đảo chiều, các nhà yến ở Hải Phòng dùng tương đối thuận lợi khi đợt lạnh về mặc dù phí đầu tư ban đầu cao và khó giải quyết ẩm trong nhà khi trời lạnh có mưa kéo dài

nhiều ngày hơi ẩm cao.

-Máy phun hơi nước nóng dùng trong tấm hơi kèm với quạt rút hơi ẩm được bố trí tại các vị trí cách trần nhà 40 cm, mỗi phòng chim làm tổ, 1 - 3 cái tùy phòng lớn, nhỏ. Dùng máy này tiện lợi khi đợt lạnh về mà trời khô ráo không mưa, độ ẩm thấp, ngược lại nếu trời mưa liên tục độ ẩm cao thì phải dùng quạt hút hơi ẩm ra để tránh tình trạng hơi ẩm trong nhà yến bão hòa, ván bị thấm hơi nước lên cao 25% dễ bị nấm mốc, hiện tượng nồm.

-Thiết bị dùng điện đốt nóng không khí trong nhà yến, máy được thiết kế là điện trở 1,5 kw với các tấm cách nhiệt tốt. Máy gọn nhẹ dễ di chuyển và có thể đặt bất cứ nơi nào trong nhà yến và không mất nhiệt năng khi sử dụng. Máy có thể dùng kèm với thiết bị hẹn giờ hay cảm ứng ứng nhiệt độ để khi đạt nhiệt độ theo yêu cầu máy ngưng hoạt động.

Vấn đề là chủ nhà yến khi sử dụng phải dùng dây dẫn điện phù hợp để tránh gây cháy nổ, nhựa cháy gây mùi khó chịu chim bỏ đi. Máy đã sử dụng nhiều ở các nhà yến tại Buôn Ma Thuột, Pleiku, Huế trong các mùa lạnh vừa qua.

- Các thiết bị đốt không khí nóng bằng than đá, đẩy không khí khô nóng vào trong nhà yến bằng các quạt hút công suất lớn. Không khí nóng nhất trong các ống Inox dẫn vào các phòng chim yến tỏa ra và lan tỏa đều.

Cách đốt không khí nóng bằng than đá các chủ nhà yến phía Bắc khu vực Thanh Hóa dùng rất có hiệu quả nhưng phải làm việc suốt ngày đêm, đứng canh lò ngoài trời lạnh cho than đá vào liên tục.

Phần Tám

 ÂM THANH TRONG NHÀ YẾN

Một nhà yến xây dựng đạt chuẩn kỹ thuật, sử dụng âm thanh, Ampli, loa, dây dẫn tốt, cách bố trí loa đúng, âm thanh trung thực thì không cần dùng mùi tạo sinh cảnh, chim yến vẫn về ở tốt.

Âm thanh dùng cho nhà yến là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho nhà yến.

Khi thực hiện âm thanh trong nhà yến, chủ đầu tư hay tư vấn kỹ thuật phải tính toán và chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phát âm phù hợp và dư tải (Ampli, file âm, loa, dây dẫn truyền âm thanh và tụ loa, timer), cách bố trí thiết bị phát âm thanh (loa), điều chỉnh cường độ âm thanh và giờ phát âm thanh.

Để nhà yến thành công tốt, thiết bị âm thanh nên dùng các loại chuyên dùng và tốt, không nên dùng các loại vật tư không phù hợp.

1. ÂM THANH CỦA CHIM YẾN

Trong nhiều nghiên cứu của các nhà Điểu học, chim yến phát ra các âm thanh có các mục đích như: âm thanh chim non đòi ăn; âm thanh chim tơ; âm thanh chim đực, mái kêu động tình giao hợp; âm thanh chim gọi đàn; âm thanh kêu bày đàn đến vùng có thức ăn và âm thanh kêu gọi chống kẻ thù.

Các nhà sản xuất âm thanh đã thu các âm này trong hang động, trong nhà yến... và xử lý lọc lược bỏ các tạp âm, chỉ để lại những âm thanh chuẩn đến mức thật nhất.

Các công ty này tính toán sản xuất các file âm để phục vụ yêu cầu của chim theo từng giai đoạn hay theo mùa vụ, như vào mùa chim yến tơ rời tổ có âm thanh thu hút chim tơ gọi là Nemorlizer,trong âm thanh này hơn 70% là sử dụng tiếng âm của chim yến tơ phát ra còn lại là 30% làm âm các loại khác.

Ở Malaysia và Indonesia có các công ty chuyên sản xuất các file âm cho nhà yến. Ở Việt Nam, một số người cũng đã đầu tư thiết bị sản xuất các âm thanh dùng trong nhà yến....

2.CHỌN FILE ÂM PHÙ HỢP

Chim yến bay trên âm thanh

Tính đến nay, trong kho file âm dùng phục vụ nghề nuôi chim yển nhà có đến cả vài trăm tên file thu hút chim yến vào ở và làm tổ trong nhà yến, mỗi tuần, mỗi tháng đều có âm mới nhưng không phải các file âm phát hành đều có âm thanh phù hợp với chim sinh sống ở các vùng khác nhau và mùa khí hậu.

Để chọn file âm thu hút chim yến thích hợp nhất, phải thử với từng loại file âm khác nhau cho khu vực nhà yến và tìm ra âm thanh phù hợp nhất trong số những âm thanh được sử dụng.

Cách chọn là theo kinh nghiệm hoặc qua giới thiệu của các kỹ thuật chọn 3 - 5 file âm, cho mỗi file âm phát ra âm thanh rồi quan sát số lượng chim yến xuất hiện trong khoảng thời gian từ 3 - 5 ngày mỗi file âm. Âm thanh phát ra phải thu hút chim yến bay đến, thu hút được nhiều chim bay đến và bay vào lỗ ra vào thì ưu tiên dùng. Tiến hành thực hiện với các file âm và ghi nhận kết quả và chọn lựa.

Thực tế các Tư vấn kỹ thuật đã tính toán chọn một vài file âm khi làm nhà yến tại vùng của nhà yến mới.

Nhà yến nên có vài âm ngoài để thay đổi khi chim lớn âm và các file âm này phải đảm bảo những file ẩm từng dùng qua có hiệu quả tốt.

Nên thay đổi file âm theo mùa để việc thu hút chim tơ mỗi mùa được tốt.

Những nhà yến dùng một file âm không thay đổi theo mùa cũng vẫn có chim tăng đàn vì tính thích bầy đàn của chim yến. Đến vẫn chưa có khẳng định nên thay file âm theo mùa hay vẫn dùng một âm đã thu hút chim vào ở? Thay đổi âm ngoài sẽ giúp cho chim phấn chấn hơn, thu hút được chim mới.

Những Tư vấn kỹ thuật thường có kinh nghiệm làm việc, họ lúc nào cũng cập nhất các file âm mới và có bộ file âm dùng cho nhà yến.

File âm mùa chim non phải phát ra âm thanh ở tần số cao nhưng âm lượng nhỏ thể hiện tiếng chim yến tơ.

Một số âm thanh thường được nhiều nhà yến sử dụng có hiệu quả và phổ biến rộng rãi:

+ File âm phát âm thanh bên ngoài, Pajero limited Edition 2018, Ikan Todak, Petronas + X + Plus.

+ File âm dùng phát âm thanh dẫn chim chim yến vào phòng chim ở: SP 208, Super AAA... và nhiều file âm khác.

+ File âm ru phát ra âm thanh ru trong nhà yến: Super Babyking, Babyking và Sbabyking Gather.

Tuy nhiên, trong thực tế có điều đáng nói, một số nhà yến lâu năm có nhiều chim yến, họ chỉ sử dụng có một file âm phát hành cách đây 10 năm và kéo dài đến nay, chim vẫn phát triển tăng đàn và cũng có nhà yến dùng file âm Nermolizer dùng làm âm ngoài và âm dẫn vẫn thu hút nhiều chim.

3. THIẾT BỊ ÂM THANH

Thiết bị âm thanh gồm Ampli, loa phát, tụ loa và dây dẫn. Th Các thiết bị âm thanh đều nhập về từ Malaysia, các doanh nghiệp Malaysia nhập các thiết bị, phụ tùng từ Trung Quốc về, họ lắp ráp và đưa về Việt Nam, gần đây thì các thiết bị âm thanh nhập nguyên bộ từ Trung Quốc về với nhãn mác theo yêu cầu. Tên mi Các loại Ampli, loa ở thị trường Việt Nam là của NIKODO và NESTAMP và cũng có amply, loa sản xuất trong nước.

Loa thì có nhiều chủng loại nhưng tập trung là loa thạch anh và loa từ.

Loa từ có tần suất cường độ âm thanh cao hơn là các loại SH và HP, còn loa thạch anh thì có các loại AX, Motorola và nhiều nhãn hiệu khác, màu sắc đen nhưng loa màu trắng vẫn dùng tốt trong nhà yến.

Giá trị của loa ngoài củ loa, trong đó có màng thạch anh, cục từ còn ở chất lượng nhựa của vỏ loa, nhựa chính phẩm âm thanh nghe chuẩn tốt hơn bằng nhựa tái chế.

4. LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ ÂM THANH

Sử dụng các thiết bị âm thanh ampli, loa, dây truyền âm nên dùng loại tốt đúng mục đích, ampli phải có công suất lớn hơn 30 - 40% sử dụng thực tế.

+ Loa lục giác và loa phóng

Loa lục giác nên gắn nhiều loa, thường 6 cái loại phát ra âm thanh mạnh, tần số cao như các loại HP 3.000, 4.000, 5.000 và 6.000 hay SH250, SH200, SH150... phát ra âm thanh theo nhiều

chiều trong không gian trên của nhà yến, chim yến nghe được sẽ về quần đảo trên loa, trên nhà là yến.tinh. Có thể loa lục giác gắn 4 loa HP 4.000 và 2 loa AX 95 hay 96, âm thanh phát ra từ các loa sẽ có là một thế mạnh về tần số khác nhau trong cùng một file âm, cuốn hút chim đến nhanh và nhiều hơn.

Loa phóng dùng các củ loa HP 2.000 - 00 - 4.000 lắp trong ống phóng là Inox 304 cuốn dạng hình loa hay làm bằng nhựa PE cứng cao áp tạo hình sẵn. Loa phóng có thể đưa âm thanh lên cao và xa 2 - 3 km.

Mỗi nhà yến có thể đặt từ 1 4 loa phóng và cách sàn trên chuồng cu 30 - 40 cm, đặt quay ra nhiều hướng.

Loa lục giác, nếu nhà yến có một lỗ ra vào thì đặt cách từ đáy của loa lục giác đến sàn trên chuồng cu từ 60 – 70 cm và đặt ngay trước lỗ ra vào, còn nếu nhà yến có 2 lỗ ra vào thì đặt ở góc của hai hướng lỗ.

Nhiều chủ nhà yến đặt 4 loa phóng dưới loa lục giác và cũng có chủ nhà yến đặt loa phóng rời ra ở những vị trí khác trên sàn nóc chuồng cu.

Có cách dùng những củ âm công suất lớn 750W phát ra âm thanh dội vào chảo sóng Parabole thu tín hiệu truyền hình, thay thế loa phóng, cách này không sợ âm bị méo bị lệch, sai âm và thu hút chim về tốt.

+ Loa lỗ ra vào

Chim yến từ nhiều nơi nghe âm thanh của loa phóng, loa lục giác thu hút về đến nhà yến và vào nhà yến qua loa ra vào.

Việc gắn loa ở lỗ ra vào phải đạt hiệu năng thu hút chim yến tốt, chim yến nghe âm thanh thoát ra từ lỗ ra vào như thấy được có một sự cuốn hút của nhiều đàn chim yến đang ở trong nhà yến, kích thích chúng bay vào.

Gắn loa tại lỗ ra vào là gắn ở mép trong hai cạnh đứng và ở mép dưới của lỗ vì chim bay trên âm thanh.

Nhiều nhà yến, bắt ở lỗ ra vào tại 2 cạnh đứng, mỗi bên 1 - 2 loa, từ dưới cạnh dưới lên, cũng có thể bắt các loại loa cùng hay khác chủng loại như loa HP hay SH hoặc AX. Miệng loa phải nhích lên cao về phía trước lên 10 độ. 

Trường hợp thấy chim bay tới lỗ ra vào rồi khựng lại chuyển hướng bay ra hai bên chứ không tiếp tục bay vào lỗ nên kiểm tra có thể do âm quá lớn hoặc loa phát bị lỗi gây ra âm thanh lạ.

+ Bổ trí loa dẫn:

Đặc tính của chim yến là bay trên âm thanh, cách tường 20 bay theo chiều ngược kim đồng hồ hay thuận chiều kim đồng hồ, cao hơn mặt sàn 1,6 - 2 m trở lên và đây là nguyên tắc để bắt loa dẫn dẫn chim vào trong nhà yến đến các phòng chim làm tổ.

Loa dẫn thường bắt sát tường, cách sàn 1,5 m trở lên và đặt ở các vị trí mốc cần thiết để thu hút dẫn chim đến khu vực cần. Thực tế có nhiều kỹ thuật đi loa dẫn trên ván, kết quả tốt. Th

Các loại loa dùng làm loa dẫn là dòng HP, SH hay AX 95 hay

Loa dẫn phát ra âm thanh để dẫn chim bay đến một mục tiêu định sẵn. Loa dẫn đầu tiên thường đặt ở mép tường khu vực đối diện lỗ ra vào và tại chỗ thông phòng, rồi tùy từng vị trí đặt tiếp loa dẫn để chim yến bay theo âm dẫn phát ra đến các phòng làm tổ.

Âm dẫn tắt vào ban đêm thì việc giữ chân chim ở lại là nhiệm vụ của âm thanh ru. Âm dẫn có thể tắt tùy vào sự tính toán của kỹ thuật. Nhà yến ở vùng cạnh tranh âm dẫn có thể tắt vào lúc 10 giờ đêm hoặc cho hoạt động 24/24. Nhà yến ở vùng không cạnh tranh, âm dẫn thường tắt khoảng 8 - 9 giờ tối.

Miệng loa dẫn đầu tiên đặt nhích lên 10 độ hoặc hơn nữa tùy theo cách bố trí chiều cao của chuồng cu.

Chuồng cu xây cao trên 3 m, có kỹ thuật bắt nhiều loa đi chung quanh ở lưng chừng các tường của chuồng cu. Khi chim yến bay vào chuồng cu, chim nghe âm thanh dẫn này sẽ bay quanh chuồng cu và khi nghe được âm dẫn ở phía dưới chim tự bay xuống.

Chuồng cu xây cao hơn 2,6 m và rộng hơn 25 m2 có nhiều nhược điểm.

Từ phòng bay dạo đầu tiên ở chuồng cu hay phòng bay dạo sau lỗ ra vào (lỗ ra vào thằng của nhà yến), loa dẫn đặt sát cạnh tường của lỗ thông phòng đối diện với lỗ ra vào để dẫn chim bay đến vùng kế tiếp trong nhà yến và tiếp tục đặt sát vách dẫn chim đến phòng chim ở, chim men theo đó để bay vào.

Hướng loa dẫn phải phù hợp với hướng lỗ ra vào mới thu hút chim và vòng lượn của chim khi bay vào.

Vị trí của loa dẫn tốt nhất là ngang tầm bay của chim, để chim có thể nghe một cách tốt nhất và tiếp tục theo âm thanh dẫn mà bay vào các phòng khác chim làm tổ. Tùy theo thiết kế của phòng lượn mà đặt loa dẫn phù hợp với vòng lượn của chim (bên phải hoặc bên trái).

- Vị trí đặt loa dẫn thường cao từ 2 - 2,6 m tính từ mặt sàn lên và tùy theo chiều cao của phòng, không được gần với mặt sàn tính từ vị trí đặt loa đến mặt sàn.

Loa dẫn phải đảm bảo còn hoạt động tốt để không bị méo tiếng phát ra tiếng kêu khó chịu gây cho chim hoảng sợ.

Khi chim đã bay được từ phòng lượn đến cuối phòng thì coi như đã dẫn chim với âm thanh tốt, không nên thay đổi vị trí loa dẫn nữa, nếu có thay thì chỉ thay chất lượng loa tốt hơn và hay hơn.

Loa dẫn phải chỉnh âm thanh phù hợp từ nhỏ đến to tính từ phòng lượn vào để tránh bị loạn âm và dội âm.

Số lượng loa dẫn tại các vị trí cuối phòng chim ở có thể tăng lên thêm để thu hút chim vào đều khắp phòng.

Hiện tượng chim yến về, quần đảo thải phân dính khắp tường thông tầng mà không vào các phòng trong là do âm thanh dẫn làm việc kém hiệu quả như lệch âm, đặt vị trí không đúng.

File âm loa dẫn nên cùng file âm loa lỗ ra-vào và file âm loa lục giác.

Các kỹ thuật vẫn có thể lắp đặt loa dẫn trên ván cùng với loa ru, kết quả vẫn lôi cuốn nhiều chim ở lại.

+ Bố trí loa ru:

Loa ru không nên đặt quá dày, quá nhiều, không nên mở quá to vì dẫn đến âm thanh dội nhau làm chim mất phương hướng, chim bay vào mà không biết đậu ở đâu, cứ bay tới lui rồi bay ra ngoài.Có thể dùng 1 loa ru/m2 hay 1,5 loa hay 2 loa ru/m2 tùy kỹ thuật và chủ nhà yến.Hiện nay có xu hướng dùng loa ru nhiều hơn 2 loa/m2, việc này không đúng không hiệu quả cao.

Cách bắt loa ru là bắt đầy đủ loa ở các góc phòng do các đà cột tạo ra, rồi bắt vào giữa, có cách bắt loa ru thành chùm 2 loa, 4 loa, 6 loa cuốn tròn hay hàng ngang nằm ở vị trí khoảng giữa phòng, có cách bắt loa ru theo hướng tự nhiên do vị trí đặt loa, có cách quay hết ra ngoài.

Thực tế có nhiều kiểu bắt gắn loa ru, dù cách nào thì phải giữ được chim sau khi âm thanh của loa dẫn ngưng khi đêm về.

Loa ru nên đặt đủ và đúng hướng, trong 1 mẻ có đủ 2 loa là chuẩn, tuy nhiên chất lượng loa luôn là điều quyết định.

Điều chỉnh cường độ âm thanh:

Âm thanh không nên vượt quá 50 db. Âm thanh lớn quá sẽ gây hoảng cho chim.

Khi thấy chim bay tới lỗ rồi khựng lại chuyển hướng hai bên chứ không tiếp tục bay vào lỗ đó là do âm quá lớn hoặc loa phát âm thanh bị lỗi gây ra âm thanh lạ.

Âm ngoài và âm dẫn nên mở vừa phải không to không nhỏ, đứng cách cửa ra vào của chim khoảng 5 m nghe rõ và không chói tai là có thể gọi là chuẩn.

Muốn kiểm tra âm lượng âm thanh thì một người chỉnh Volume Ampli và một người đứng từ xa nghe âm thanh và quan sát nếu thấy thu hút được nhiều chim về là đạt hoặc nghe theo kinh nghiệm của người nghe.

Nếu chim bay tới mà dội ngược tức là âm quá to. Nếu chim không bay đến gần tức là âm quá nhỏ hoặc âm không hay.

Riêng âm trong âm ru thì mở nhỏ đủ nghe thấy, không cần quá to. Nếu đứng dưới đất mà nghe thấy thì âm ru là đã quá to rồi.

Âm thanh ở các vị trí loa khác nhau nên có sự to nhỏ khác nhau. Âm thanh to bằng nhau dẫn đến chim rối âm, loạn âm khó thu hút chim.

Âm thanh của loa lỗ ra vào nên điều chỉnh to hơn so với các âm thanh trong nhà yến, âm thanh loa lục giác vừa, âm thanh loa phóng thì nhỏ hơn âm thanh loa lục giác.

Âm của loa phóng và loa lục giác nên khác nhau nhưng phải biết cách chọn âm phù hợp, không nên chọn hai âm tương tự nhau như kiểu Super 208 và Super Intan. Hai âm này đối kháng với nhau gây ra hợp âm không êm tai, dẫn dụ chim không hiệu quả.

Âm loa lục giác rộn ràng thì âm loa phóng phải nhẹ nhàng.

Âm loa lục giác và loa lỗ vào nên cùng âm với loa dẫn.

Âm thanh tốt, đúng theo mùa đi kèm với loa và ampli tốt luôn là yếu tố quyết định thành bại nhà chim trong mùa chim sinh sản và khi chim con rời tổ đi tìm bạn đời.

Để kiểm tra âm thanh, tại mỗi ampli trong phòng kỹ thuật gắn 1 loa AX 61 để nghe âm thanh.

Một kinh nghiệm về âm thanh (của anh Phan Thư) được chia sẽ.

Âm dùng đuôi wa hoặc mp3 320 kbp. (Âm thanh chất cao, có nén hay không bị nén)

Loa đồng bộ 1 loại loa, loa lục giác, loa lô ra dùng cùng loại, loa ru AX 60, loa dẫn AX 95, 96 hay HP, SH. - Loa phải hàn tụ, dùng dây chuyên dùng cho âm thanh trong nhà yến, không xài dây điện và hàn bọc keo nhựa mỏng.

- Ampli phải chất lượng cao, đồng nhất về âm.

- Dùng một âm duy nhất cho âm lục giác, lỗ ra vào, dẫn với chim. Dùng âm lục giác, miệng lỗ, dẫn khác nhau dễ dẫn tới phản tác dụng.

Mở âm thanh vừa phải, không to và cũng không nhỏ.

Nếu nhà yến có 2 lỗ ra vào thì một lỗ to, một lỗ nhỏ, loa lục giác để tập trung vào lỗ chính.

Trong vùng cạnh tranh chỉ cần chơi một đơn âm tạo thói quen. Vùng không cạnh tranh chơi đa âm dễ gây đột biến.

-Nên tạo đường luồng cho chim vào phòng theo tập tính tự nhiên của chim để chim chọn tự nhiên để ở.

- Trong vùng cạnh tranh nên chạy âm dẫn đến 3 - 4 giờ sáng. Trong nhà yến nên bố trí 2 âm trong, 1 âm trong cho chim lớn, 1 âm trong cho chim non.

Trong vùng cạnh tranh không cần loa phóng, lục giác, tập trung miệng lỗ để hút chim.

- Năng khiếu của người chỉnh âm thanh rất quan trọng.

Một điều cần lưu ý là việc mở, tắt âm thanh theo giờ mà các chủ nhà yến, các kỹ thuật viên thực hiện nên dùng contractor kết hợp với timer, không nên dùng chỉ có timer.

Phần Chín 

TẠO MÙI ĐỂ LÔI CUỐN CHIM YẾN

VỀ Ở VÀ TĂNG ĐÀN

Nhà yến xây dựng đạt yêu cầu môi trường sinh lý sinh thái của chim yến, bổ trí ampli loa tốt đồng bộ đúng vị trí. Chim yến theo âm thanh về ở, trong khi trú ở chim thải phân, phân chim yến bị các vi khuẩn phân hủy và tạo ra mùi này được gọi là mùi sinh cảnh. Đây là điều đúng mà nhiều nhà yến đã làm và thành công.

Mùi sinh cảnh là mùi xác nhận nơi đây là chỗ trú ở an toàn để những con chim yến mới, theo tính sống bầy đàn, khi cảm nhận được mùi là vào trú ở theo.

 

Tin Tỉnh thời gian rất quan trọng, chủ đầu tư nhà yến mới dù ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar hay Việt Nam đều không muốn kéo dài thời gian chờ đợi để biết đến ngày nào mới có chim vào ở, nên cả chủ nhà yến và kỹ thuật đều cho thực hiện việc tạo mùi trong nhà yến bằng các loại mùi sinh cảnh nào đó mà họ tin tường, có ích trong việc thu hút chim vào trong nhà yến.

Mùi dùng trong nhà yến có thể là phân chim yến hay các dung dịch đạm, acid amin thủy phân từ nội tạng động vật, mỡ cá gọi là mùi sinh học. Mùi có thể dùng là mùi đơn chất hay tổng hợp nhiều loại mùi để có mùi phức hợp đúng mùi sinh cảnh trong nhà yến mà lôi cuốn, thu hút được chim yến vào nhà yến ở lại. Tin

Từ sau năm 2005 vì vấn đề vệ sinh dịch tễ và ô nhiễm môi trường, Chính phủ Malaysia, Indonesia và Thái Lan có lệnh cấm không được dùng phân chim yến để trong nhà yến tạo mùi nên các tư vấn kỹ thuật khi hành nghề đều dùng mùi.

1. TẠO MÙI ĐANG SỬ DỤNG TẠI CÁC NHÀ YẾN Ở VIỆT NAM

1.1. Mùi phân chim yến

Do hệ thống tiêu hóa của chim yến chưa xử lý và hấp thụ

hết, nên phân chim yến thải ra còn chứa nhiều xác côn trùng, còn một số protein và acid amin.

Ở trong môi trường tự nhiên, dưới tác động của các loài vì sinh vật có trong phân và có trong tự nhiên sẽ tiếp tục phân hủy số protein và acid amin còn lại này tạo ra một hỗn hợp mùi đặc trưng tự nhiên từ các mùi của các khí NH3, H2S, NO2, NO, CO, CO2 trộn lẫn. Mùi này gọi là mùi sinh cảnh đầu tiên dùng cho nhà yến. Phân chim yến chỉ có giá trị tạo mùi nếu là phân mới, còn phân cũ thì không nên sử dụng.

Chim yến sinh ra và lớn lên đều quen thuộc với hỗn hợp mùi này "thoang thoảng mùi khí amoniac, mùi tanh của nội tạng côn trùng, mùi thơm của các acid amin, mùi trứng thối, mùi xác chim chết thối rửa trong quá trình phân hủy và cuối cùng là mùi thối thảm lông vũ ướt hầm hơi”. Mùi quen thuộc của chim yến ngay từ khi mổ vỏ trứng chào đời, chim yến non đã cảm thụ được. Cách tạo mùi sinh cảnh trong nhà yến đều là tổng hợp các mùi này, còn gọi là mùi nhân tạo.

1.2. Mùi nhân tạo

công ty và các nhà làm kỹ thuật ở Malaysia và Indonesia đã nghiên Sau khi có Luật cấm không cho sử dụng phân chim yến, các cứu và sản xuất các loại mùi sinh cảnh trong nhà yến từ sự lên men sinh học các chất dinh dưỡng có trong cơ thể côn trùng, xác động vật, mỡ cá, hải sâm và trùn biển.

Sổ tay "High Technology Swiftlet Farming" năm 2010 của Malaysia có hơn 30 loại mùi sinh cảnh của Malaysia và Indonesia như Swiftlet Hormone Liquid, Fish oil, PW Cair, PW Super, PW Concentrate, Love Potion, NT Swiftlet Nesting Plank Liquid, Nest Tech Hormone Liquid, Nest Techcom Armor/Odour Removal Liquid, Flea Control Liquid, Tanali Swiftlet Vinegar, EM 1, Green PRO Swiftlet Enzyme, G1L4

Swiftlet Aromatherapy, Black Potion, Swiftlet Aomatherapy G3 LO, nini Tenopa SC, Swiftlets'Aromatic Fusion H3N1; năm 2012 có thêm Super Pheromones khi quảng cáo nhưng sản phẩm bán ra lại in tên nhãn là Super Hormone.

Phân chim yến mới cho vào nhà yến mới là cách tạo mùi thông thường mà kỹ thuật và chủ nhà yến làm. Phân chim yến cũng sẽ mang nhiều mầm bệnh từ nhà yến cũ sang nhà yến mới, vi khuẩn, ve, mạt, trứng gián, thằn lằn đều có thể được mang theo. Có một số kỹ thuật cho phân chim yến vào bao nhựa lớn và cho dung dịch Karus đã pha nước vào để diệt côn trùng nhưng hiệu quả không cao.

Ở Thái Lan có hai mùi chính là Aroma HB 101A và Aroma HB

Ở Việt Nam thì có Tinh yến Hương, Aroma 68, Muritara, Love Tana, bột Sawa 6, bột tảo bổ sung với phân chim yến lên men gây mùi và Tacali plus, Eco Aroma với Fullhouse Aroma đều từ lên men sinh học, không dùng hóa chất.

Phần lớn các mùi này đã tạo ra được mùi sinh cảnh để lôi cuốn chim yến tơ về ở nhưng chưa có mùi nào được khẳng định là mùi chim ưa thích.

Mùi hương tình Love Potion kích động dục sinh sản, mùi quyến rũ khác phải Pheremonos và mùi hương khói Tanali báo hiệu mối ăn côn trùng đều không có tác động rõ rệt lôi cuốn chim yến theo cách đặt tên giới thiệu.

Mùi khói rơm giấm gỗ Tanali báo hiệu có côn trùng, dùng trong nhà yến thì làm sao phát huy tính năng lôi cuốn chim đến

Chai xịt mùi Pheronomes hướng động quyến rũ chim khác phái, giới thiệu là Pheronomes nhưng trên sản phẩm lại ghi Super Hormone. Hormone kích dục giao hoan thì không hiểu cơ chế nào khi phun xịt lên ván lên tường, không vào trực tiếp trong cơ thể thì làm sao chim yến hấp thụ sử dụng được để động dục giao phối.

Trong tự nhiên, chim yến làm tổ xong rồi mới giao phối sinh sản đẻ trứng, bản thân chim tự sản xuất các nội tiết tổ sinh sản, hormon sinh dục, từ năng lượng tích lũy do nguồn thức ăn côn trùng mang đến. Côn trùng sinh sổi nẩy nở nhiều, chim ăn mồi nhiều giải

quyết năng lượng thay lông và sinh sản.

2. TẠO MÙI SỬ DỤNG TRONG NHÀ YẾN

2.1. Các cách thông dụng được sử dụng

- Phân chim với nước

Tại Indonesia và Malaysia, trước khi có luật cấm sử dụng phân chim yến, các nhà yến đều sử dụng cách ngâm phân với nước.

Tại Việt Nam, các chủ nhà yến và tư vấn kỹ thuật cũng thực hiện cách này.

Ngâm phân chim yến với nước hoàn toàn không tạo được mùi sinh cảnh trong nhà yến.Ngâm 2-3 ngày là mùi mước phân loãng còn dùng để tạt lên tường,sàn nhà,ngâm lâu 7-10 ngày sẽ tạo mùi thối gây khó chịu cho chim đến thăm dò nên cách này hoàn toàn không có kết quả vì là mùi nước phân. Có thể dùng nước phân ngâm 2 - 3 ngày làm chất khử mùi tưởng nhà yến.

Phân chim yến mới để khô không ngâm nước tự nhiên có thể tạo mùi sử dụng được 5 -7 ngày, còn phân ướt cũ gần như không còn hoặc chỉ tạo mùi 2 - 3 ngày là hết.

Trong cách này có thể cho phân và ít nước, bột tảo vào lồng máy giặt rồi rung lắc, sự xáo động làm mùi thoát ra.

Cách này tạo được mùi sinh cảnh giữ chân chim yến lại khi chim theo âm thanh vào nhà yến, chim yến bay vô bay ra và có thể ở lại, nhưng hiệu quả không cao.

- Bổ sung ủ men vi sinh và nguồn đạm thô

Khắc phục tình trạng phân chim yến ngâm nước bị thổi và không tạo được mùi nên cần bổ sung men vi sinh các chủng dòng vi khuẩn Bacillus sp. và Sub Bacillus sp. và nguồn đạm thô.

Dùng thau nhựa lớn hay bể xi măng, cho 1kg bột amoniac rồi cho phân chim yến với nguồn đạm thô, vi khuẩn, tảo và nước vào, kết quả mùi tạo ra được vài ngày và mùi nhiều hơn. Nguồn đạm thô có thể là phế liệu thủy hải sản hay trứng ung hư, đầu tôm, tép, ruốc, bột nội tạng động vật, bột cá và tảo biển.

Các chất đạm thô này sẽ bị các dòng vi khuẩn có trong phân và bổ sung thêm sẽ phân hủy phát sinh các loại khí tạo mùi sinh cảnh trong nhà yến, có hiệu quả hơn.

Với cách ủ này có thể sau 5 - 7 ngày có thể chắt lắng lấy nước ủ rồi cho thêm nước cho loãng 1/5. Nước ủ bơm lên thùng chứa và cấp cho máy tạo mùi ly tâm TL 5500 phun định kỳ trong nhà yến,tạo mùi sinh cảnh để chim về ở.

Để hiệu quả hơn có thể cho thêm vào 40 - 50 lít nước ủ phânchim với 500g Tinh yến Hương, 200g Aroma 68 và 200g Love Tana thì khả năng thu hút chim yến về tốt hơn.

Mùi có trong nhà yến lúc nào cũng thoang thoảng hơi nồng nhẹ sẽ hấp dẫn lôi cuốn được chim đến thăm quan, nếu đậm quá sẽ đuổi chim đi.

- Khuấy đảo nước ủ phân chim yến

Thận Dùng ống nước PCV 21-27 mm kết thành hình vuông hay chữ nhật, có soi lỗ đặt dưới đáy thùng ủ phân chim, kết nối với máy bơm không khí loại lớn 80W bơm không khí vào. Khí tạo ra sẽ đẩy hỗn hợp mùi nước ủ phân chim thoát ra và lan tỏa đến nhiều nơi trong nhà yến và thoát ra lỗ ra vào lôi cuốn chim yến đến.

Có thể dùng moteur 0,3 - 0,5 HP qua hệ thống giảm tốc chạy chậm 50 - 100 vòng/phút, gắn cánh khuấy đảo trộn đẩy mùi ra ngoài. Mỗi ngày khuấy đảo lúc 8 giờ, 11 giờ và 15 giờ, khuấy đảo 5 - 10 phút bằng Timer điều khiển.

Hiện nay trên thị trường đã dùng thùng máy giặt phế bỏ dùng làm thùng khuấy đảo.

Dung dịch Muritara là sản phẩm của phân chim yến cho lên men đến khi có mùi amoniac thì chấm dứt.

Muritara dùng cho nhà yến mới trong suốt thời gian đầu 6 - 12 tháng.

Có thể bổ sung bột amoniac vào nước ủ phân kết quả tốt.

- Sai lầm khi sử dụng nguồn đạm thô tạo mùi trong nhà yến,

Có nhà yến họ dùng trứng hư thối, xác cá tươi, cá khô cho vào nhà yến, kết quả sau 2 - 3 ngày, các chất này thổi rữa phát sinh mùi thối xua đuổi chim về. Nguồn đạm thô để tự nhiên sẽ bị ươn hư, thối rữa tạo mùi thối hội, chim rất sợ.

Để xử lý các nhà yến này phải dùng tới các dung dịch khử mùi mạnh như Tanali RX 68 hay nước ép và xác trái khóm.

2.2. Các chất tạo mùi sinh cảnh dùng đơn chất kết quả  lôi cuốn chim về

Có hơn 30 sản phẩm tạo mùi sinh cảnh trong nhà yến được bày bán sử dụng ở Malaysia và Indonesia, trong đó có khoảng 10 sản phẩm thông dụng là như Swiftlet Hormone Liquid, PW (cair, Super và Concentrate), Love Potion, Nest Tech Hormone Liquid, Tanali Swiftlet Vinegar, EM 1, G1L4 Swiftlet Aromatherapy, Black Potion, Swiftlet Aomatherapy G3 LO, Super Hormone, Aroma HB 101A-B.

Ở Việt Nam có các mùi sinh học: Tinh yến Hương, Aroma 68, Muritara, Love Tana, bột tảo biển và Sawa 6, Tacali plus, EcoAromat và Fullhouse Aroma...

Nhiều nhà yến ở Việt Nam đã dùng các sản phẩm dòng PW, Love potion, Swiftlet Hormone Liquid, Black Potion, G1L4 Swiftlet Aromatherapy.

Các mùi này sử dụng đơn chất đều có giá trị thu hút chim yến đến ở.

Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo kinh nghiệm của kỹ thuật nhưng nếu dùng quá liều lượng thì kết quả cũng không như mong muốn, có thể xua đuổi chim bỏ đi.

Có nhà yến không ngại tốn kém đã dùng 5 - 6 thùng PW Concentrate hay PW Super, nhiều thùng Love Potion và cả chục chai xịt Super Hormone (loại đắt tiền nhất trong các sản phẩm nhập khẩu phục vụ nuôi chim yến), kết quả là có chim yến về ở nhưng không nhiều vì nhà bị bí hầm, sau khi cải sửa thông thoát khí tốt thì chỉ trong 2 - 3 năm đã có vài ngàn chim về ở.

Việc tạo mùi chỉ có kết quả hữu hiệu khi các yếu tố môi trường như ẩm độ, nhiệt độ và không khí luân chuyển đạt đúng thì chim yến mới chấp nhận ở.

2.3. Tạo mùi phối hợp với các sản phẩm tạo mùi

Nhiều nhà yến thành công, trong thời gian 6 - 12 tháng đầu là đã có trên 100 chim yến về ở hoặc những nhà yến chim về ở ít sau khi xử lý mùi chim trong nhà tăng lên.

Tạo mùi bằng các mùi nhập Dùng PW (Super, Care, Concentrate) hoặc các mùi khác pha 1 lít với 3 lít nước, khuấy đều rồi phun lên tường sàn nhà yến, có thể tập trung ở những góc nhà vùng nhận định có thể được chim yến chiếu cổ đến ở trước, phun không được dính ván. Sau 7 - 10 ngày vào nhà yến kiểm tra, nếu thấy ở góc nào đã có chim về ở thì tiếp tục phun mùi nhẹ tại những nơi chim đã Dụng cụ lắc đảo phân chim yến ủ ở. Kết hợp với Love Potion phun nhẹ góc tường cách ván 40 - 50 cm.

Các loại mùi ngoại nhập khác Swiftlet Potion, G1L4 Swiftlet Aromatherapy cũng vậy.

- Tạo mùi bằng các mùi có trong nước

Cũng như các mùi ngoại nhập, mùi dùng đơn lẻ theo cách hướng dẫn sử dụng như mùi Tinh yến Hương 100g pha với 10 - 15 lít nước, pha tới đâu dùng tới đó nên pha đủ dùng trong 7 - 10 ngày vì mùi khi pha với nước để trong nhiều ngày mùi sẽ bị biến đổi.

Mùi Love Tana có thể dùng đơn lẻ vì là hỗn hợp các loại mùi thơm acid amin với hương khói nên thu hút chim ngay vào trong nhà yến.

Kinh nghiệm của các kỹ thuật là nên phối hợp một số mùi có trong từng sản phẩm để có mùi chim ưa thích hơn. ng ôm Win

Sau khi xử lý mùi xi măng của tường trần sàn bằng dung dịch X ODEL và đóng ván lắp đặt hệ thống âm thanh và điều khiển vận hành hoàn chỉnh trong nhà yến.

Một công thức đơn giản có thể dùng là nước ủ phân chim pha loãng 40 lít với 0,1 kg Tinh yến Hương, 0,5 kg Aroma 68 và 0,5 kgLove Tana rồi cho vào bình phun mùi phun lên tường và nền sản nhà.

Phần còn lại cho vào một máy phun sương TL 5500 phun trong nhà yến ở tầng trệt, ngày phun 3 - 4 lần lúc 8 giờ, 11 giờ và 15 giờ,mỗi lần 5 - 7 phút.

Thực hiện cho đến khi chim đã về ở trên 50 con thì ngưng.

Không dùng hay không có nước ủ phân thì dùng 20 lít nước sạch pha với 100 g Tinh yến Hương, 3 - 4 lít Muritara và 200 gh Aroma 68 và 200 g Love Tana sẽ thu hút chim về tốt hơn mà không mất thời gian ủ phân khó chịu. 

Không có nước phân chim yến thì dùng dung dịch mùi Muritara thay thế.

Các mùi Tinh yến Hương, Muritara, Aroma 68, Love Tana, Tacali plus, Ecoaroma... đều là xác trùn biển, xác côn trùng, bụi tổ yến và sinh động vật nhỏ lên men sinh học.

Nếu không có dụng cụ tạo mùi liên tục thì dùng bình phun xịt lên tường bình thường, tuy có tác dụng hạn chế vì mùi chỉ có trong nhà yến lúc mới phun là đậm mùi dễ gây cảm giác không an toàn cho chim yến khi mới vào thăm dò.

Máy phun sương TL 5500 dùng kết hợp với timer trong việc tạo mùi thường xuyên là thích hợp.

Khi chim đã về ở trên 100 con nên ngưng phun mùi hay có thể tạo mùi tiếp tục nếu cho rằng để có được nhiều tổ yến thì phải chịu tổn kém để lôi cuốn càng nhiều chim về ở càng tốt.

Trong khi sử dụng mùi, sau 7 - 10 ngày nên quan sát xem dung dịch trong thùng có bị lên men thối không, nếu có thì nên bỏ, trường . hợp này dễ xảy ra khi dùng với nước ủ phân chim yến.

Tinh yến Hương là nội tạng động vật, bột đạm, mỡ cá và bột tổ yến lên men thủy phân tổng hợp có tính chất tương tự như PW Concentrate, G1L4 Swiftlet Aromatherapy.

Muritara là bụi tổ yến và phân chim lên men.

Aroma 68 (Aroma Eco) là dịch thủy phân của hải sâm và trùn biển có mùi chim yến rất thích.

Sawa 6 là hỗn hợp mùi được cô đặc lại, chỉ cần mở vài gói để một số góc tường trong nhà yến là đủ.

Hỗn hợp mùi này tỏa nhẹ khắp trong nhà yến và cuốn hút ra ngoài, tạo mùi sinh cảnh để lôi cuốn những chim yến đang hoạt động trong vùng ghé thăm nhà yến. Sau nhiều lần thẳm dò chim yến tố những cặp chim yến trưởng thành mới kết đôi lựa chọn và có thể quyết định ở lại.

Sử dụng được 7 - 10 ngày nên dùng phần nước dư này xịt lên tường, xịt ở những góc, những chỗ chim yến đang ở và tạo lại hỗn hợp mùi mới cho vào thùng phun mùi.

Nên súc sạch thùng phun mùi trước khi tạo dung dịch mới.